11/10/2024

7 cách hiệu quả để trưởng thành hơn về mặt cảm xúc (Emotional maturity)

Khám phá bí quyết giúp điều hoà cảm xúc hiệu quả để chuẩn bị cho những tình huống khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Sự thật là: chỉ vì bạn là người lớn không có nghĩa bạn đã trưởng thành về mặt cảm xúc (emotional maturity). Thật không may, sự trưởng thành cảm xúc này không phải tự nhiên mà có. Nó đòi hỏi những trải nghiệm cuộc sống và sự nỗ lực không ngừng. 

Tin vui là: không bao giờ là quá muộn để trưởng thành hơn về mặt cảm xúc. Điều này cực kỳ quan trọng để có một cuộc sống viên mãn và đủ đầy, cho phép bạn đạt được mục tiêu và vẫn kiên cường trước mọi thử thách của cuộc sống. 

Bạn sẵn sàng bắt đầu hành trình trưởng thành cảm xúc của mình chưa?

Thế nào là trưởng thành cảm xúc?

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ định nghĩa sự trưởng thành cảm xúc là “khả năng kiểm soát cao và biểu lộ cảm xúc một cách phù hợp”.

Nói cách khác, người trưởng thành về mặt cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình và biết cách điều chỉnh chúng. Khả năng tự điều hoà này giúp họ vững vàng hơn khi gặp khó khăn hoặc thay đổi bất ngờ – những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại.

Người trưởng thành về cảm xúc là người:

Sự trưởng thành cảm xúc phát triển từ khi nào và ra sao?

Nền tảng của sự trưởng thành cảm xúc thường được hình thành từ khi bạn còn nhỏ. Cách người nuôi dưỡng chăm sóc, đáp ứng nhu cầu của bạn, những trải nghiệm thơ ấu ảnh hưởng rất lớn đến sức bật tinh thần (resilience) và khả năng tự điều chỉnh cảm xúc khi bạn trưởng thành.

Những người cha mẹ thiếu thốn về mặt tình cảm, có hành vi lạm dụng hoặc bỏ bê có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống con cái, bao gồm:

Những đứa trẻ bị lạm dụng nặng nề hoặc bỏ rơi khi còn quá nhỏ có thể phải chịu tổn thương sâu sắc, khiến những nền tảng của sự trưởng thành cảm xúc ở chúng bị lung lay.

Dấu hiệu của sự trưởng thành cảm xúc

Dưới đây là một số hành vi của người thiếu trưởng thành về cảm xúc:

Bạn có thấy hình ảnh của mình đâu đó ở đây không? Đừng quá lo lắng. Nên nhớ rằng, những hành vi này không khiến bạn trở thành một người xấu. Kể cả một người tương đối trưởng thành về cảm xúc vẫn thỉnh thoảng có một số biểu hiện như trên. Ví dụ, bạn có thể rất hiểu người khác và biết mình là ai, nhưng vẫn khó chịu khi bị chê bai hoặc phải đối mặt với những thay đổi bất ngờ.

Cách để trở nên trưởng thành về mặt cảm xúc

Nếu bạn vẫn đang đọc, điều đó có nghĩa là bạn đã bước những bước đầu tiên trên hành trình trưởng thành về mặt cảm xúc của mình. Hãy cân nhắc áp dụng các lời khuyên dưới đây để cải thiện cảm nhận hạnh phúc nói chung và trở nên tự chủ hơn trong cuộc sống. Bạn cũng có thể xem xét việc trị liệu tâm lý nếu cần thêm sự hỗ trợ và hướng dẫn.

1. Chọn lối tư duy phát triển (Choose a growth mindset)

Những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường có cái gọi là tư duy cố định – tin rằng mọi thứ đều đã được định sẵn: Bạn sinh ra với trí thông minh, kỹ năng và khả năng nhất định, và đó là tất cả; bạn không thể làm gì để thay đổi điều đó. Tác giả của thuật ngữ này là nhà tâm lý học Carol Dweck (Đại học Stanford) và tác giả cuốn sách “Mindset: The Psychology of Success” (tạm dịch: Lối tư duy: Tâm lý học của sự thành công).

Ngược lại, chúng ta có cái mà Dweck gọi là tư duy phát triển: Bạn tin rằng bạn luôn có thể phát triển bản thân, trở nên có năng lực hơn, phát triển những kỹ năng của mình và thích nghi với các tình huống mới.

Lối tư duy này cho phép bạn xây dựng kỹ năng tự nhận thức, thách thức suy nghĩ và những giả định của bản thân, đồng thời tự cho mình cơ hội để thay đổi và hoàn thiện.

2. Xây dựng kỹ năng tự nhận thức (Build self-awareness)

Để điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, xây dựng sức bền về tinh thần và trở nên trưởng thành về mặt cảm xúc, bạn cần phải quay vào bên trong và đạt được một mức độ hiểu mình nhất định.

Hãy thử chiêm nghiệm và khám phá những cảm xúc, hành động, thói quen, ước mơ và quá khứ của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi để bắt đầu:

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của mình một cách tự do và chân thật qua những trang nhật ký là cách tuyệt vời để xử lý cảm xúc và những sang chấn, Hiệu quả của phương pháp này đã được khoa học chứng minh. 

Bạn cũng đừng quên rằng tâm trí và cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng ta giữ những cảm xúc và căng thẳng trong cơ thể, chúng có thể biểu hiện dưới dạng đau nhức, mệt mỏi và thậm chí là bệnh tật. Đó là lý do tại sao, để kết nối tốt hơn với những cảm xúc và nhu cầu của mình, cũng như để nhận thức rõ hơn về cơ thể, bạn nên kết hợp một số hoạt động thể chất với việc viết nhật ký. Hãy thử các hoạt động như yoga, đi bộ, thiền định hoặc nhảy múa.

Cảnh báo: Việc xử lý những ký ức đau đớn có thể rất khó khăn và khiến bạn kiệt sức. Nếu bạn đã từng trải qua những tổn thương sâu sắc về tinh thần, tốt hơn bạn hãy tìm đến chuyên gia tâm lý. Họ có thể tạo ra một không gian an toàn trong lúc hỗ trợ bạn vượt qua những khó khăn ấy.

3. Học cách thấu cảm với bản thân và với người khác

Thấu cảm là một phần thiết yếu của sự trưởng thành về mặt cảm xúc. Biểu hiện của khả năng thấu cảm bao gồm biết quan tâm và cảm thông, giúp đỡ người khác, không vội vàng đánh giá và sẵn sàng lắng nghe ý kiến trái chiều để có thể tìm ra giải pháp chung. Chúng ta cần tránh tự cho là mình đúng, hãy lắng nghe với tâm thế tò mò để có thể hiểu người đối diện một cách sâu sắc hơn.

Học cách cảm thông với bản thân cũng quan trọng không kém.Với nhiều người, thấu cảm cho người khác có thể diễn ra tự nhiên như hơi thở, nhưng họ lại không thể thông cảm với chính mình. Trong nhiều nền văn hoá, yêu thương bản thân được xem là vị kỷ. Nhưng điều đó không đúng.

Khôi phục lại lòng tự trân trọng thông qua sự thấu cảm và tự trắc ẩn là một quá trình khó khăn nhưng vô cùng đáng giá. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, nhưng quan trọng là hãy bắt đầu.

Thách thức những lời tự chỉ trích bên trong bạn, đặt ra những giới hạn bằng cách trở nên kiên định hơn, chăm sóc những nhu cầu của bản thân, hoặc cố gắng tìm hiểu những thói quen nào có lợi hoặc không có lợi cho bạn.

4. Chịu trách nhiệm cho cảm xúc và hành động của mình

Cảm xúc nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể quyết định cách ta muốn phản ứng lại với chúng. Cảm thấy tức giận hay sợ hãi không có nghĩa là bạn được quyền trút giận, đổ lỗi hay làm tổn thương người khác. Những người trưởng thành về mặt cảm xúc sẽ cố gắng điều tiết cảm xúc và phản ứng của mình một cách lành mạnh.

Tất nhiên, chúng ta đều có lúc để cơn giận hoặc sự sợ hãi lấn át. Lúc này, trưởng thành về cảm xúc có nghĩa là chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra.

Đừng ngần ngại hỏi nhờ sự giúp đỡ, nhưng hãy chịu trách nhiệm cho hành động của mình – xin lỗi, giải quyết hậu quả và tránh đổ lỗi cho người khác.

5. Nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong bạn

Bạn có thể nghĩ đây là một nghịch lý, nhưng trưởng thành về mặt cảm xúc còn bao gồm sự chấp nhận đứa trẻ vẫn luôn tồn tại bên trong bạn. Niềm vui, sự sáng tạo và trí tò mò đến từ đứa trẻ bên trong thật sự rất quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc nói chung của người trưởng thành.

Ôm ấp đứa trẻ bên trong không phải là chuyện dễ dàng đối với phần đông mọi người, khi ta luôn được dạy “Phải ‘người lớn’ lên!”. Với những ai từng trải qua tuổi thơ đau thương và nhiều sang chấn, điều này lại càng là một thách thức lớn. Trong những trường hợp đó, họ càng có xu hướng tách mình khỏi phần “trẻ con” trong mình vì mục tiêu tồn tại, và xu hướng này lại cản trở sự phát triển lành mạnh về mặt cảm xúc.

Nếu bạn từng trải qua một tuổi thơ đầy thương tổn, kết nối lại với đứa trẻ bên trong có thể là bước đi đau đớn nhưng cần thiết trong hành trình chữa lành, phát triển sức bật tinh thần và trưởng thành về mặt cảm xúc.

Tuy nhiên, lưu ý rằng: bạn nên tiến hành thận trọng và cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

6. Nuôi dưỡng những mối quan hệ lành mạnh

Những nỗ lực trên không chỉ giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt cảm xúc mà còn là nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ lành mạnh, sâu sắc với gia đình, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp… Những người này đều có thể là bạn đồng hành tuyệt vời trên hành trình hướng đến sự trưởng thành và hạnh phúc hơn mỗi ngày của chúng ta.

Là những sinh vật mang đặc tính xã hội, kết nối với người khác là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Sự cô lập có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự hài lòng nói chung trong cuộc sống của mỗi người.

Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng những mối quan hệ lành mạnh?

7. Thử trị liệu tâm lý

Như đã đề cập trong bài viết, đôi khi việc có sự hỗ trợ của một nhà trị liệu chuyên nghiệp sẽ an toàn và thoải mái hơn. Bạn không cần phải có một quá khứ đau thương mới có thể tìm đến trị liệu. Nếu bạn cần giúp đỡ để giải quyết vấn đề của mình, trị liệu có thể là một giải pháp tốt.

Bạn có thể thử trị liệu trực tuyến nếu bạn không chắc liệu mình sẽ cảm thấy thoải mái trong văn phòng của nhà trị liệu. Hình thức trị liệu này vừa thuận tiện, vừa đảm bảo sự riêng tư, giúp bạn cảm thấy an toàn khi chia sẻ về những vấn đề của mình – bạn có thể mặc đồ ngủ ở trong phòng, nằm đắp chăn trên ghế sofa hoặc ở góc nào đó yêu thích trong vườn nhà. 

Lời cuối

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải thành thạo tất cả những kỹ năng trên để trưởng thành về cảm xúc. Tức giận hay mắc lỗi là điều bình thường, chúng ta đều là con người và sự không hoàn hảo là lẽ tự nhiên. Tất cả chúng ta đều đang trong hành trình hoàn thiện bản thân!

Nói thì dễ, nhưng con đường dẫn đến sự trưởng thành về mặt cảm xúc có thể đầy rẫy khó khăn. Hãy kiên nhẫn với bản thân và đừng quá ép mình làm những điều mình chưa sẵn sàng. Cứ bước từng bước nhỏ và hiểu rằng, đôi lúc bạn sẽ dừng lại, sẽ vấp ngã, hoặc thậm chí sẽ lùi bước. (Dù có thế thì cũng không sao cả, chỉ cần sau đó bạn vẫn kiên trì bước tiếp. – ND)

Tác giả: Maria Romaszkan
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học 
Biên tập: AGATE
Theo Calmerry

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm mình chăm sóc bản thân

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *