24/12/2023

8 cách ứng phó khi bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc

Nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy không thể tiếp tục, dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn cảm thấy bình an hơn và có thể thay đổi quyết định của mình.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Thương gửi bạn,

Nếu mọi thứ trở nên tuyệt vọng, bạn cảm thấy cuộc sống thật khó khăn, bạn muốn từ bỏ, mong bạn biết rằng: bạn không hề cô đơn.

Số liệu từ Trung tâm Ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh (CDC) cho biết trong năm 2020 có hơn 12 triệu người Mỹ “thật sự có ý định tự sát.”

Sự thật là: có nhiều cách để bạn có thể ứng phó và giúp đỡ bản thân khi những cảm xúc và suy nghĩ này xuất hiện. Dưới đây là ý kiến và hướng dẫn của các chuyên gia về những điều bạn cần làm khi rơi vào tình huống như trên

  1. Gọi tổng đài giúp đỡ

Chuyên gia tâm lý và nhà đồng sáng lập Peak Mind, Tiến sĩ Ashley Smith cho biết những đường dây nóng là nguồn tài nguyên tốt nhất có thể được tận dụng trong những tình huống khẩn cấp. 

Các bạn có thể tham khảo một số đường dây nóng của Việt Nam tại đây: 

  1. Từng bước một

Tuyệt vọng và bất lực là những cảm xúc gây choáng ngợp và có thể khiến cho bạn cảm thấy việc tiếp tục trải qua những ngày tháng tiếp theo trở nên bất khả thi. 

Để có thể kiểm soát cuộc đời mình tốt hơn, Trưởng khoa lâm sàng bệnh viện Silver Hill, Tiến sĩ Michael Groat khuyên rằng “Hãy thực hiện từng bước một, thậm chí mỗi bước chỉ cần kéo dài trong vòng 5 phút.”

“Khi ở trong trạng thái đau buồn, chúng ta có thể cảm thấy choáng ngợp và mong muốn giải quyết tất cả mọi khó khăn ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn với bản thân.

  1. Hãy tìm kiếm những cơ hội ý nghĩa để kết nối

“Con người là những sinh vật mang tính xã hội,” Thạc sĩ tâm thần học và Giám đốc y tế tại Tổ chức Jed, Bác sĩ Laura Erickson-Schroth chia sẻ. “Mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng lý do để chúng ta duy trì sự sống thường liên quan đến việc kết nối với người khác hoặc có cảm nhận về mục đích sống.”

Thiết lập kết nối hoặc cảm nhận được mục đích sống thường hình thành thông qua các hoạt động tình nguyện hoặc tham gia vào các nhóm học tập. 

Kết quả nghiên cứu của Yeung và các cộng sự vào năm 2018 đã chỉ ra rằng việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ người khác có thể làm giảm tình trạng trầm cảm. Đồng thời hoạt động thiện nguyện còn có thể giúp cải thiện sức khỏe thể chất, sự hài lòng về cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc xã hội. 

Yeung bổ sung: “Nghiên cứu về tự sát cho thấy, đối với phần lớn mọi người, việc có một lý do để tiếp tục sống là đã đủ mạnh để có thể giúp họ tiếp tục duy trì sự sống.

  1. Hiểu rằng “bộ não biết nói dối”

Khi tâm trí nói với bạn rằng bạn không thể thay đổi được điều gì, hãy hiểu rằng điều này không hoàn toàn đúng. 

Tiến sĩ Smith chia sẻ: “Suy nghĩ của chúng ta có thể bị bóp méo và trở nên vô cùng tiêu cực, đặc biệt là vào những lúc chúng ta cảm thấy đau buồn, tuyệt vọng hoặc choáng ngợp. Tâm trí bạn có thể nói với bạn rằng: “Không còn lựa chọn nào khác ngoài cái chết. Sẽ không thể thay đổi được gì đâu. Mọi người sẽ sống tốt hơn nếu không có mình.” 

Hãy cố gắng nhận ra rằng suy nghĩ chỉ là suy nghĩ

Trưởng khoa Tâm thần tại CVS Health, Tiến sĩ Taft Parsons cũng đồng tình: “Hãy biết rằng những cảm giác tuyệt vọng này có thể cản trở tầm nhìn và xuyên tạc cảm xúc của bạn (điều sẽ ảnh hưởng đến hành động).”

Ông bổ sung: “Nhắc nhở bản thân rằng nỗi đau này có thể và sẽ dần qua đi là bước đầu để ứng phó với những ý nghĩ tự sát.”

  1. Tập trung vào những điều tích cực

Nếu mọi thứ trở nên vô vọng, việc nhìn thấy những khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Nhưng không vì thế mà những điều tốt đẹp không tồn tại. 

Viết ra một danh sách những lý do để tiếp tục sống,”; “Cố gắng nghĩ ra càng nhiều điều nhất có thể. Xem xét cả những lý do trông có vẻ nhỏ nhặt nhất!” 

Nguồn: Pexels

Groat đề nghị “Nghĩ về những ai bạn yêu thương, kể cả thú cưng của bạn. Điều quan trọng bạn cần biết là: Họ sẽ nhớ bạn lắm (nếu bạn rời đi).”

Hãy cân nhắc việc lưu giữ những điều bạn biết ơn hằng ngày vào một quyển sổ như một cách để liên tục nhắc nhở bản thân về những điều tích cực trong cuộc sống. 

Bắt đầu từ một danh sách ngắn gọn cũng không sao cả. Nhưng chỉ cần bạn tiếp tục luyện tập điều này mỗi ngày thì dần dần số lượng những lý do để bạn tiếp tục cuộc sống sẽ tăng lên. 

  1. Tạo nên những thói quen hằng ngày

“Thiết lập một số thói quen hằng ngày có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn. Việc này giúp giảm lo âu và stress, cho phép chúng ta ứng phó với những thay đổi và hỗ trợ việc thích nghi với những thói quen lành mạnh”, Parsons chia sẻ.

Ông còn cho biết rằng kế hoạch hằng ngày có thể bao gồm việc luyện tập thể thao, gặp gỡ bạn bè và gia đình. 

  1. Hãy vận động

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng việc tập luyện thực sự hữu ích. 

Erickson-Schroth khẳng định: ”Các nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể cải thiện tâm trạng. Có thể ban đầu bạn không muốn tập thể dục nhưng khi bạn đã thực sự luyện tập, bạn sẽ cảm thấy ổn hơn.” 

Không thích chạy bộ? Không sao cả: tất cả các dạng vận động đều hữu ích. Hãy cân nhắc luyện tập một số bộ môn mà bạn hứng thú: 

Lên kế hoạch trước việc luyện tập cũng là một cách để động viên bản thân. Erickson-Schroth đề nghị rằng: “Rất khó để bắt bản thân luyện tập khi tâm trạng bạn đang không ổn. Vì vậy hãy đăng ký trước một khoá học, hoặc hẹn lịch cố định với một người bạn để đi dạo đều đặn mỗi tuần.” 

  1. Hạn chế sử dụng chất kích thích

Khi tâm trạng không tốt, chúng ta dễ sa đà vào những thói quen xấu như sử dụng chất kích thích với mục đích cải thiện tâm trạng. 

Thế nhưng những chất này “ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận và có nguy cơ khiến chúng ta dấn sâu vào những hành động hoặc thói quen không lành mạnh,” Parsons chia sẻ. 

Rượu hoặc các chất gây nghiện có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống dẫn truyền thần kinh trong não bộ, nơi được xem là đóng vai trò quan trọng hình thành nên một số vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng như trầm cảm. 

Những bước tiếp theo

Đối với những cảm giác như tuyệt vọng hay đau buồn, quan trọng là không nên giữ những điều đó một mình.

Nhận ra rằng bạn không nên – và không cần phải – tự mình kiểm soát những ý nghĩ hoặc hành vi toan tự sát,” Parsons khẳng định. 

Nguồn: Pexels

“Đóng chặt cảm xúc có thể khiến mọi thứ trở nên tệ hơn.Việc mở lòng có lẽ sẽ rất khó khăn nhưng việc biết rằng có ai đó bên cạnh cũng có thể giúp đỡ bạn phần nào,” Parsons cho biết.

Xin gửi đến bạn thêm một lời nhắn nhủ: nếu bạn đã có những suy nghĩ thoáng qua về việc chấm dứt cuộc sống, dù vẫn chưa đến mức có những ý nghĩ hay hành vị tự huỷ hoại, mong bạn hãy thực sự tìm kiếm sự hỗ trợ từ những chuyên gia sức khỏe tinh thần, chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp.

(Bạn có thể bắt đầu từ những đường dây nóng miễn phí đã được cung cấp ở đầu bài bạn nhé.)

Tác giả: Chantelle Pattemore
Biên dịch: Ngọc Trinh
Biên tập: AGATE
Theo Psych Central

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *