20/01/2024

Bạn có đang “trì hoãn giấc ngủ để trả thù”?

Khám phá nguyên nhân, dấu hiệu của sự trì hoãn giấc ngủ và lời khuyên để có một cuộc sống tràn đầy năng lượng hơn!

Rate this post

Ý chính trong bài:

Nguồn: Pexels

Sự trì hoãn giấc ngủ để trả thù đề cập đến hiện tượng cố ý trì hoãn việc đi ngủ nhằm tham gia vào các hoạt động mà bản thân không có thời gian để thực hiện vào ban ngày. Đó chính là cách một số người tìm kiếm thời gian để thư giãn và giải trí – thay vì ngủ.

Thuật ngữ “trì hoãn giấc ngủ” được giới thiệu trong một bài nghiên cứu năm 2014. Sau đó tại Trung Quốc, thuật ngữ này được thêm cụm “trả thù” thành “trì hoãn giấc ngủ để trả thù” (revenge bedtime procrastination) để mô tả tình trạng mà nhiều người thường làm việc 12 giờ một ngày và xem chuyện thức khuya như cách duy nhất để lấy lại quyền kiểm soát thời gian.

Thuật ngữ này trở nên phổ biến hơn sau một dòng trạng thái được đăng trên mạng xã hội Twitter của nhà báo Daphne K. Lee. Cô mô tả “đó là điều xảy ra khi những người không có quyền kiểm soát cuộc sống ban ngày của mình từ chối đi ngủ sớm để tận hưởng cảm giác tự do vào tối khuya”.

Các dấu hiệu

Dấu hiệu của sự trì hoãn giấc ngủ không nhất thiết phải là thức khuya. Các nhà nghiên cứu cho rằng 3 đặc điểm chính để xác định sự trì hoãn giấc ngủ là:

Hành vi này có thể ảnh hưởng đến mọi người theo các cách khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ và lý do tại sao họ cảm thấy cần phải thức khuya. Đối với cha mẹ có con nhỏ, sau khi trẻ đi ngủ là khoảng thời gian duy nhất mà họ được ở một mình để tập trung vào những điều bản thân muốn làm. Đối với người có lịch trình làm việc bận rộn, nằm dài trên ghế xem tivi có thể là khoảng nghỉ duy nhất họ được tận hưởng sự thư giãn mà không bị ràng buộc.

Nguồn: Pexels

Một số người sử dụng khoảng thời gian từ khuya đến gần sáng để làm những việc họ yêu thích hoặc tham gia vào các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Còn với hầu hết mọi người, những hoạt động này thường không đòi hỏi nhiều nỗ lực, hẳng hạn như mua sắm online, lướt mạng xã hội, đọc sách và xem các chương trình trực tuyến.

Ai thường chịu ảnh hưởng bởi sự trì hoãn giấc ngủ?

Việc trì hoãn giấc ngủ là điều mà nhiều người thỉnh thoảng thực hiện. Những người có công việc với mức độ căng thẳng cao, những người làm việc nhiều giờ liên tục và cha mẹ ít có thời gian trong ngày để dành cho bản thân chỉ là số ít trong đại đa số người thường xuyên có hành vi này.

Thường thì hành vi này không phải là ý định ban đầu. Bạn chỉ muốn thức thêm một chút để lướt điện thoại hoặc xem kịp tập phim mới nhất. Nhưng chẳng mấy chốc, 10 hoặc 15 phút biến thành một hoặc hai giờ. Bạn thậm chí có thể thức sẽ thức đến gần sáng để làm những việc vặt này cho đến lúc không thể mở mắt thêm.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ và học sinh sinh viên có khả năng cao hơn trong việc trì hoãn việc đi ngủ vào buổi tối.

Nguyên nhân từ đâu?

Nhìn chung, việc thiếu thời gian rảnh rỗi trong ngày là thủ phạm phổ biến đằng sau việc trì hoãn giấc ngủ, nhưng nhiều yếu tố khác cũng đóng một vai trò nhất định.

Nguồn: Pexels

Stress đến từ các vấn đề mang tính toàn cầu, như đại dịch Covid năm 2019, cũng có vẻ khiến hành vi này  trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Các báo cáo cho thấy khoảng 40% người trưởng thành gặp nhiều vấn đề hơn về giấc ngủ trong năm 2020. Khi ranh giới giữa công việc, tổ ấm và trường học ngày càng trở nên mờ nhạt, nhiều người nhận thấy rằng thật khó có được thời gian ở một mình. Việc trì hoãn giấc ngủ trở thành cách để nhiều người tận dụng khoảng thời gian quý giá vào đêm khuya.

Trì hoãn giấc ngủ có ảnh hưởng như thế nào?

Thỉnh thoảng thức khuya không gây tác động lớn đến lịch trình giấc ngủ hoặc sức khỏe tổng thể của bạn. Vấn đề thật sự xảy ra khi sự trì hoãn giấc ngủ trở thành một thói quen thường xuyên. Việc liên tục thức từ tối khuya đến sáng sớm có thể dẫn tới thiếu ngủ. Việc thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn vào hôm sau và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bạn về dài lâu.

Nguồn: Pexels

Tình trạng thiếu ngủ do liên tục trì hoãn giấc ngủ có thể gây ra những vấn đề sức khoẻ lớn hơn như:

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và cảm nhận hạnh phúc của mỗi cá nhân. Nghiên cứu cho thấy, các vấn đề về giấc ngủ thậm chí có thể làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder).

Những cách đối phó và cải thiện

Ưu tiên giấc ngủ

Nếu mục tiêu của bạn là được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn cần xem việc đi ngủ là ưu tiên hàng đầu. Hãy nhắc nhở bản thân vì sao bạn cần lên giường đúng giờ. Khi thức dậy và cảm thấy đã nghỉ ngơi đủ, bạn sẽ cảm thấy có đủ năng lượng để hoàn thành các công việc cần làm trong ngày mới.

Thực hành thói quen ngủ chất lượng

Nguồn: Pexels

Thiết lập một số thói quen ngủ tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời lượng ngủ của bạn. Bạn nên thiết lập giờ đi ngủ và thức dậy cố định, nói không với thức uống có cồn và caffeine vào buổi chiều và tối, đồng thời tạo ra môi trường ngủ thoải mái nhất cho bản thân.

Đánh giá lịch trình của bạn

Lịch trình bận rộn thường là nguyên nhân dẫn đến trì hoãn giấc ngủ, vì thế hãy xem xét kỹ nhu cầu hàng ngày của bạn. Nếu có thể, hãy buông bớt những thứ không quan trọng hoặc đang ngốn hết thời gian của bạn nếu các hoạt động ấy khiến bạn không vui và không thỏa mãn.

Việc “trả thù” và trì hoãn giấc ngủ sẽ không còn cần thiết nếu bạn không cảm thấy bị bực bội khi đánh mất những giờ phút quý giá trong ngày của mình.

Dành thời gian cho chính mình

Sau khi cắt bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi lịch trình của mình, hãy thay thế chúng bằng việc tận hưởng những điều bạn thật sự yêu thích. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt đối với các bậc cha mẹ hoặc các chuyên gia cần phải hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Nguồn: Pexels

Một cách để giải quyết vấn đề này là lập kế hoạch và ưu tiên “thời gian một mình” như cách bạn ưu tiên những đầu việc khác. Hãy sắp xếp khoảng thời gian riêng cho chính bạn, rồi tìm đến sự hỗ trợ của ai đó – dù là bạn bè, người trông trẻ, bạn đời hay một thành viên trong gia đình – người có thể tiếp quản vai trò của bạn trong lúc bạn tận hưởng thời gian nghỉ ngơi riêng.

Bắt đầu thói quen ban đêm sớm hơn

Thêm một cách để chống lại sự trì hoãn giấc ngủ là bắt đầu thói quen sinh hoạt mỗi tối sớm hơn. Đặt báo thức một giờ trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị đi ngủ. Cho bản thân thêm thời gian để thư giãn sau một ngày sẽ giúp bạn cảm thấy buồn ngủ hơn, và tăng khả năng chống lại cảm giác muốn thức khuya.

Tắt tất cả thiết bị kỹ thuật số

Nguồn: Pexels

Hãy tắt tính năng tự động phát trên dịch vụ trực tuyến hoặc ngưng lướt mạng xã hội khi đang nằm trên giường. Thay vào đó, bạn có thể tập trung thực hành các thói quen thư giãn giúp thúc đẩy cơn buồn ngủ, chẳng hạn như một số động tác giãn cơ nhẹ nhàng, thiền hoặc đọc sách.

Tạm kết

Trì hoãn giấc ngủ là một thói quen khó bỏ. Có thể chỉ sau khi cảm thấy hoàn toàn mệt mỏi trong vài ngày, bạn mới cảm thấy buộc phải từ bỏ những trì hoãn vào buổi tối để có được giấc ngủ chất lượng. Đến cuối cùng, bạn trì hoãn giấc ngủ để “trả thù” vì cảm giác không kiểm soát được thời gian trong ngày, vậy bước quan trọng đầu tiên chính là xem xét lại cách bản thân sử dụng thời gian mỗi ngày. Bạn hãy bắt đầu luôn từ hôm nay nhé!

Tác giả: Kendra Cherry, MSEd
Biên dịch: Thanh Trinh
Biên tập: AGATE
Theo Verywell Mind

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *