14/02/2025
Bạn có bao giờ băn khoăn không biết mình có thực sự yêu ai đó?
Ý chính trong bài:
Bạn có tin vào tình yêu sét đánh? Chắc hẳn bạn đã từng nghe về “tình yêu sét đánh” – cái cảm giác kết nối và hấp dẫn tức thời giữa hai người xa lạ, dẫn đến một mối quan hệ lâu dài. Người ta thường cảm thấy yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên khi trải nghiệm tình yêu sét đánh. Nhưng nếu câu chuyện tình yêu của bạn không phải là một “cú sét đánh” mà phát triển từ từ thì sao? Vậy làm thế nào để biết mình có đang yêu hay không?
Dù bạn tin hay không tin vào tình yêu sét đánh, điều quan trọng cần hiểu là nó không hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa của các học giả về tình yêu. Thay vào đó, cảm xúc ban đầu khi yêu từ cái nhìn đầu tiên được mô tả chính xác hơn là sự hấp dẫn mạnh mẽ. Nó đi kèm với sự sẵn lòng cho một mối quan hệ trong tương lai (Zsok, Haucke, De Wit, & Barelds, 2017). Tình yêu lãng mạn phức tạp hơn nhiều, bao gồm các yếu tố cảm xúc, nhận thức và hành vi. Nó thường không xảy ra ngay lập tức, mà phát triển dần theo thời gian.
Việc xác định mình có đang yêu hay không quan trọng như thế nào?
Những câu hỏi về tình yêu thường gắn liền với những quyết định và hành động quan trọng trong cuộc sống. Ví dụ, việc xác định xem bạn có yêu một người hay không có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:
Làm thế nào để biết liệu bạn có yêu một người hay không?
Để tìm câu trả lời, chúng ta có thể xem xét các định nghĩa về tình yêu lãng mạn từ các nhà nghiên cứu. Một số học giả xem tình yêu như một sự gắn bó về mặt cảm xúc (Hazan & Shaver, 1987), và tập trung vào chất lượng của mối quan hệ. Điều này có nghĩa là, thay vì tự hỏi “tôi có yêu người này hay không?”, bạn có thể tự hỏi: “Tôi sẽ nói gì về mối quan hệ của mình với người này? Tôi cảm thấy an toàn và được bảo vệ đến mức nào? Tôi có thường xuyên nghĩ về người này và lo lắng rằng họ sẽ rời bỏ tôi không?”. Cần lưu ý rằng, sự gắn bó sâu sắc vẫn có thể tồn tại ngay cả khi bạn có những lo lắng hoặc né tránh trong mối quan hệ.”
Một số khác lại xem tình yêu là sự kết hợp của đam mê, thân mật và cam kết (Sternberg, 1986). Dựa trên mô hình tam giác tình yêu này, bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi sau (lưu ý rằng đây chỉ là những ví dụ tham khảo, không phải là thước đo khoa học):
Ba câu hỏi đầu tiên tập trung vào yếu tố đam mê, liên quan đến sự hấp dẫn giới tính. Ham muốn tình dục có thể là động lực thúc đẩy tình yêu lãng mạn, nhưng nó cũng xuất hiện trong các mối quan hệ khác (ví dụ: tình một đêm, ‘friends-with-benefits’). Điều này có nghĩa là, sự hấp dẫn giới tính thường được xem là yếu tố cần thiết, nhưng chưa đủ để định nghĩa tình yêu lãng mạn.
Ba câu hỏi tiếp theo tập trung vào yếu tố thân mật, gắn liền với sự yêu thích. Mặc dù sự yêu thích là một phần của tình yêu lãng mạn (Graham, 2011), nó cũng là thành phần quan trọng của tình bạn thân thiết. Do đó, tương tự như đam mê, sự thân mật không phải là yếu tố riêng biệt chỉ có ở tình yêu. Ba câu hỏi cuối cùng hướng đến sự cam kết, được xem như một quyết định (Sternberg, 1986). Nếu đam mê là “lửa”, thân mật là “hơi ấm”, thì cam kết là yếu tố “lạnh”, thể hiện sự lựa chọn gắn bó với người kia. Sternberg (1986) cho rằng tình yêu trọn vẹn cần hội tụ đủ ba yếu tố: đam mê, thân mật và cam kết.
Khi cố gắng xác định tình cảm của mình, đôi khi chúng ta khó có thể tìm ra câu trả lời rõ ràng. Thay vì chỉ tập trung vào câu hỏi “có” hay “không”, hãy thử đánh giá mức độ tình cảm của bạn và xem mối quan hệ đó đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu tình cảm của bạn.
Tác giả: Theresa E. DiDonato Ph.D.
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Psychology Today
Bình luận (0)