09/10/2023

Đối phó với những cảm xúc khó

Những cảm xúc khó chịu có thể đem lại những trải nghiệm không thoải mái nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách để đối phó và đón nhận những cảm xúc này như một cơ hội để hiểu hơn về bản thân.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Có một số cảm xúc được gọi là tích cực, vì chúng thường đem lại sự dễ chịu, ví dụ như: hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú, phấn khích, biết ơn và yêu thương. Ngược lại, những cảm xúc như buồn bã, tức giận, cô đơn, ghen tị, tự trách, sợ hãi thường đem lại cảm giác khó chịu, nên được “dán nhãn” là cảm xúc mang tính tiêu cực.

Nguồn: Freepik

Những cảm xúc này thậm chí đem lại cảm giác đau khổ, đặc biệt khi chúng xuất hiện quá thường xuyên, quá sâu sắc, hoặc ở lại với bạn quá lâu. Những cảm xúc khó chịu có thể đem lại những trải nghiệm không thoải mái nhưng chúng ta có thể học cách để đối phó với chúng. Dưới đây là 3 bước có thể giúp bạn làm điều đó: 

Bước 1: Xác định cảm xúc

Bạn cần luyện tập để nhận ra và gọi tên được cảm xúc của mình khi chúng xuất hiện. Ngoài ra, hãy tập trung vào cả cảm giác trên cơ thể bạn. Bạn có thể cảm nhận được một số cảm giác đi kèm với một vài cảm xúc nhất định, ví dụ mặt bạn trở nên nóng bừng hoặc cơ bắp trở nên căng cứng khi bạn tức giận. 

Nguồn: Freepik

Bước 2: Hành động

Một khi bạn đã xác định và hiểu được cảm xúc của mình, bạn có thể quyết định điều bạn cần làm để bộc lộ cảm xúc ấy. Đôi lúc bạn chỉ cần để cảm xúc diễn ra trong tâm trí nhưng đôi lúc bạn sẽ muốn làm gì đó để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Bước 3: Tìm kiếm sự giúp đỡ khi trải qua những cảm xúc khó 

Trường hợp bạn đã rất nỗ lực nhưng vẫn không thể tự đối phó với những cảm xúc khó, chẳng hạn như: Nếu bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng nhiều hơn vài tuần hoặc nếu bạn cảm thấy khó chịu đến mức nghĩ đến việc làm đau (làm hại) bản thân hoặc những người khác, có thể bạn sẽ cần thêm sự giúp đỡ. 

Hãy chia sẻ với một người lớn mà bạn tin cậy như ba mẹ, chuyên viên tham vấn học đường, giáo viên ngay lập tức. Nếu bạn không có một người lớn mà bạn cảm thấy tin tưởng, bạn có thể liên hệ các dự án/chương trình hỗ trợ tâm lý tin cậy. Họ có thể lắng nghe và hướng dẫn bạn cách tiếp cận sự giúp đỡ mà bạn cần. 

Những cảm xúc khó chịu không phải là điều gì đó xấu xa. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy tức giận, buồn bã, hay lo lắng. Tuy nhiên, thay vì né tránh hoặc cứ để những cảm xúc này trôi qua từng ngày thì hãy đối diện với chúng như một cơ hội để hiểu hơn về chính mình. 

Theo TeensHealth
Biên dịch: Ngọc Trinh
Biên tập: AGATE

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *