05/01/2024
Khám phá bản chất của động lực – thứ động cơ vô hình thúc đẩy hành động của chúng ta.
Ý chính trong bài:
Thuật ngữ “động lực” mô tả lý do tại sao một người làm một việc gì đó. Đó là lực đẩy đằng sau mọi hành động của chúng ta. Động lực là quá trình bắt đầu, dẫn dắt và duy trì các hành vi hướng đến mục tiêu.
Ví dụ, động lực là thứ giúp bạn giảm cân, hoặc thúc đẩy bạn để có được sự thăng tiến trong công việc. Nói ngắn gọn, động lực khiến bạn hành động để tiến gần hơn đến mục tiêu. Động lực bao gồm các yếu tố sinh học, cảm xúc, xã hội và nhận thức có tác động kích hoạt hành vi của con người.
Động lực cũng liên quan đến các yếu tố chỉ đạo và duy trì các hành động hướng đến mục tiêu. Tuy nhiên, những động cơ như vậy hiếm khi quan sát được trực tiếp. Do đó, chúng ta thường phải suy luận lý do tại sao mọi người làm một điều gì đó dựa trên các hành vi có thể quan sát được.
Đừng quá lo lắng khi bạn cảm thấy mình đang hoặc đã mất đi động lực. Có rất nhiều cách giúp chúng ta phát triển hoặc cải thiện mức độ động lực tự thân.
Các lý thuyết về động lực
Trong lịch sử, các nhà tâm lý học đã đề xuất những lý thuyết khác nhau để giải thích điều gì thúc đẩy hành vi của con người. Dưới đây là một số lý thuyết chính về động lực.
Thuyết động lực bản năng (Instinct Theory)
Lý thuyết này cho rằng các hành vi được thúc đẩy bởi bản năng, là những kiểu hành vi cố định và bẩm sinh. Các nhà tâm lý học như William James, Sigmund Freud và William McDougal đã đề xuất một số động lực cơ bản của con người thúc đẩy các hành vi. Chúng bao gồm các bản năng sinh học quan trọng đối với sự sống của sinh vật – như nỗi sợ hãi, sự sạch sẽ và tình yêu.
Thuyết động lực về nhu cầu (Drive Theory)
Chúng ta có các nhu cầu sinh lý về thức ăn, nước uống và giấc ngủ. Nhiều hành vi như ăn, uống, ngủ nghỉ được thúc đẩy bởi nhu cầu này. Do đó, chúng ta được thúc đẩy để ăn, để uống và để ngủ. Lý thuyết cắt giảm động lực (drive reduction theory) cho rằng mọi người có những động lực sinh lý cơ bản, và hành vi của chúng ta được thúc đẩy bởi nhu cầu thỏa mãn những động lực này.
Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow là một lý thuyết động lực khác dựa trên mong muốn thỏa mãn các nhu cầu thể lý cơ bản. Sau khi những nhu cầu cơ bản này được đáp ứng, nó mở rộng ra các nhu cầu khác của chúng ta, chẳng hạn như những nhu cầu liên quan đến an toàn, nhu cầu xã hội (social needs), nhu cầu được được cảm thấy có giá trị và năng lực (self-esteem) và nhu cầu hiện thực hóa bản thân (self-actualization).
Thuyết động lực kích thích (Arousal Theory)
Thuyết động lực kích thích cho rằng mọi người được thúc đẩy để thực hiện các hành động giúp duy trì mức độ kích thích tối ưu. Một người có nhu cầu kích thích thấp có thể theo đuổi những hoạt động thư giãn như đọc sách, trong khi những người có nhu cầu kích thích cao có thể được thúc đẩy để tham gia vào những hoạt động hấp dẫn, tìm kiếm cảm giác mạnh như xem phim kinh dị hay đua xe.
Có các loại động lực nào?
Hai loại động lực chính thường được mô tả là động lực bên trong và bên ngoài.
Một loại động lực thứ ba?
Một số nghiên cứu cho rằng có một loại động lực thứ ba: động lực gia đình. Ví dụ, bạn đi làm để hỗ trợ gia đình về mặt tài chính, nhưng bên trong bạn không hề muốn đi làm (không có động lực nội tại).
Ba thành tố tạo nên động lực là gì?
Nếu bạn từng có một mục tiêu (như muốn giảm 9kg hoặc hoàn thành một cuộc đua marathon), bạn chắc hẳn đã biết rằng chỉ có mong muốn là không đủ. Bạn cần có khả năng kiên trì để vượt qua những thách thức và có sức chịu đựng để tiếp tục dù phải đối mặt với những khó khăn.
Các nhà nghiên cứu đã xác định ba thành tố chính của động lực: đó là sự kích hoạt, sự kiên trì và cường độ.
Mức độ của từng thành tố động lực này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có đạt được mục tiêu hay không. Ví dụ, một sự kích hoạt mạnh mẽ giúp bạn gia tăng khả năng bắt đầu theo đuổi mục tiêu. Sự kiên trì và cường độ sẽ quyết định liệu bạn có tiếp tục làm việc hướng đến mục tiêu đó không và sẽ bỏ ra bao nhiêu nỗ lực để đạt được nó.
Tại sao động lực lại quan trọng?
Động lực là lực đẩy cho tất cả hành vi của con người. Vì vậy, hiểu được cách động lực hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng có thể sẽ rất hữu ích.
Nguyên nhân của việc thiếu động lực
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây tổn hại đến động lực của bạn:
Động lực và sức khỏe tinh thần: Đôi khi sự thiếu động lực kéo dài có liên quan đến một tình trạng sức khỏe tinh thần như trầm cảm. Hãy cân nhắc tìm đến tham vấn, trị liệu tâm lý nếu bạn cảm thấy có các triệu chứng của sự thờ ơ và tâm trạng trầm buồn kéo dài hơn hai tuần.
Những bí kíp giúp cải thiện động lực
Chúng ta đều có những lúc phong độ không ổn định. Đôi khi bạn cảm thấy hăng hái và rất quyết tâm đạt được mục tiêu của mình. Những lúc khác, bạn lại cảm thấy thiếu sức sống hoặc không chắc lắm về điều bạn muốn hoặc cách để đạt được nó.
Một số gợi ý bạn có thể thử nếu cảm thấy thiếu động lực:
Điểm mấu chốt
Các nhà tâm lý học đã đề xuất rất nhiều lý thuyết khác nhau về động lực. Và thực tế là có rất nhiều tác động khác nhau dẫn dắt và ảnh hưởng đến động lực của chúng ta.
Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tâm lý học, hiểu rõ về động lực rất quan trọng trong cuộc sống, từ trong gia đình đến nơi làm việc. Bạn có thể muốn đặt ra những mục tiêu tốt nhất và thiết lập những hệ thống trao thưởng phù hợp để thúc đẩy người khác cũng như tăng động lực cho chính mình.
Hiện nay tình trạng mất động lực khá phổ biến, nhất là ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, hiểu biết về động lực cũng như cách tác động lên chúng có thể giúp giới trẻ hiện nay cải thiện tình trạng chán nản, trì trệ vì thiếu động lực, đồng thời nâng cao sự nhiệt huyết, niềm đam mê và khao khát hành động để hướng đến mục tiêu học tập, công việc và đời sống của mình.
Tác giả: Kendra Cherry, MSEd.
Biên dịch: Diệu Hằng
Biên tập: AGATE
Theo Verywell Mind
Bình luận (0)