12/04/2023
Cảm nhận về giới bên trong một cá nhân (bản dạng giới) đôi khi lại rất khác so với những gì họ thể hiện ra bên ngoài (thể hiện giới) và xu hướng tính dục. Bạn có biết không?
Được viết bởi Taneasha White và Jamie Smith.
Ý chính trong bài:
Thuật ngữ giới tính (sex) và giới (gender) thường dễ nhầm lẫn trong cách sử dụng, mặc dù chúng hoàn toàn có ý nghĩa khác nhau. Vì sao việc phân biệt hai khái niệm này lại quan trọng đến thế?
Theo khảo sát của dự án Trevor năm 2021, những người phi nhị giới (non-binary) hoặc chuyển giới (transgender) gặp nhiều khó khăn về sức khỏe tinh thần khi bản dạng giới của họ không được tôn trọng, vì vậy việc hiểu và thừa nhận tất cả các giới khác nhau rất quan trọng.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến sự bất đồng giữa giới và giới tính, thế giới ngày nay vẫn không ngừng nỗ lực tiếp cận và giải mã những vấn đề liên quan đến giới và giới tính nhằm có một cái nhìn toàn diện và thấu hiểu hơn về câu chuyện này dù là ở bất kỳ văn hóa nào.
Giới tính là gì?
Giới tính hay giới tính sinh học (sex) đề cập đến các khía cạnh sinh học của một người. Điều này được xác định bởi hormone và các đặc điểm giới tính khác như cơ quan sinh dục.
Có ba loại giới tính sinh học chính:
Các gen trên nhiễm sắc thể sẽ xác định các đặc điểm về thể lý của bạn. Giới tính sinh học được gán cho bạn từ khi sinh ra dựa trên các đặc điểm khoa học mà các bác sĩ đã mặc định từ trước đến nay.
Giới tính sinh học không chỉ tồn tại ở dạng nam và nữ, một số ước tính cho rằng có 1,7% người được sinh ra với những đặc điểm liên giới tính. Hàng triệu người mang các đặc điểm sinh học không phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội về “nam” hay “nữ”, bao gồm cả những người được xét là nam hoặc nữ ngay khi sinh.
Giới là gì?
Giới (gender) là khái niệm mang tính xã hội. Nó liên quan đến vai trò, chuẩn mực và những hình dung về sự nam tính và nữ tính mà xã hội kỳ vọng. Giới là một khái niệm phức tạp, mang tính chủ quan. Những chuẩn mực về giới giữa các xã hội là khác nhau và cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Nhiều người cảm thấy giới và giới tính sinh học của họ đồng nhất với nhau – ví dụ: khi một người sau khi sinh được chỉ định là nữ cũng tự xác định họ là nữ.
Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả. Có những người cảm thấy giới và giới tính sinh học của họ không khớp nhau. Họ có thể tự xác định mình là chuyển giới (trans) hoặc phi nhị giới (non-binary). (Cùng đọc đến phần sau để biết phi nhị giới là gì nhé!)
Tồn tại nhiều bản dạng giới trong một cơ thể không phải là điều quá mới lạ. Ví dụ: nhiều nền văn hoá cổ xưa cũng như ngày nay công nhận và gọi một người với giới tính thứ ba là “người có hai linh hồn”, ám chỉ những người có những đặc thù vai trò của một giới tính cụ thể (nam hoặc nữ) nhưng đồng thời cũng có những điểm đặc trưng khác của giới tính đối lập.ám chỉ sự kết hợp các vai trò nam và nữ với các đặc tính đặc biệt khác nhau liên quan đến những người thuộc cả hai giới.
Muôn hình vạn trạng của “Giới”
Người hợp giới (Cisgender) là thuật ngữ được dùng để mô tả người có bản dạng giới đồng nhất với giới tính được chỉ định sau khi sinh của họ. Ví dụ, một người được chỉ định là nữ sau khi sinh và cũng xác định họ là nữ được xem là người hợp giới.
Người chuyển giới (Transgender) là thuật ngữ được dùng để mô tả người có bản dạng giới không đồng nhất với giới tính sinh học được chỉ định sau khi sinh. Thuật ngữ transgender có nguồn gốc từ từ tiếng Latin, có nghĩa là người khác – một sự thay đổi từ một thứ này sang thứ khác.
Phi nhị giới (Non-binary) là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các bản dạng giới nằm ngoài những tiêu chuẩn thông thường. Ví dụ: genderqueer (họ không hoàn toàn là nam hay nữ) hay bigender (song giới). Một số người phi nhị giới cũng tự xác định mình là chuyển giới, nhưng cũng có một số không.
Vô giới (Agender) là thuật ngữ chỉ những người nhìn nhận bản thân không đồng nhất với giới nào. Các thuật ngữ khác bao gồm giới tính trung tính (gender-neutral), không giới tính (genderless) và giới tính trung lập (neutrois).
Phiền muộn giới (gender dysphoria) là gì?
Nếu bạn đã từng cảm thấy bối rối, lo lắng vì có sự không đồng nhất giữa giới tính sinh học và cảm nhận về giới tính của chính mình, điều này được gọi là phiền muộn giới (hoặc bức bối giới).
Rối loạn bản dạng giới thường khiến nhiều người đưa ra quyết định chuyển giới, có nghĩa là họ hướng tới việc thể hiện bản thân như cách họ cảm nhận họ là.
Tuy nhiên, rối loạn bản dạng giới không đồng nghĩa bạn phải trở thành người chuyển giới. Một yếu tố quan trọng khác là sự thỏa mãn về giới (gender euphoria), điều khiến bạn cảm thấy thật sự thoải khi bản dạng giới (gender identity) và thể hiện giới (gender expression) của bạn hòa hợp với nhau.
Dưới đây là một số phương pháp chuyển giới có thể tham khảo:
Nhiều người chuyển giới và phi nhị nguyên giới chọn không chuyển đổi giới tính, và điều này không hề làm cho bản dạng giới của họ trở nên kém giá trị đi.
Bản dạng giới và Thể hiện giới
Bản dạng giới (gender identity) và thể hiện giới (gender expression) là những khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất. Bản dạng giới là cảm nhận của một người về giới của chính họ. Thể hiện giới là cách họ thể hiện giới của mình ra bên ngoài, thông qua: quần áo, tóc tai, hành vi điệu bộ và vai trò xã hội.
Xã hội đã tạo ra những kỳ vọng nhất định về cách hành xử của đàn ông và phụ nữ dựa trên biểu hiện giới, nhưng bản dạng giới của một người không phụ thuộc vào những kỳ vọng này.
Trong văn hóa phương Tây, mọi thứ từ kiểu tóc đến nghề nghiệp đều được phân theo giới. Đàn ông thì gắn liền với những kiểu tóc ngắn, quần tây và những công việc đòi hỏi nhiều sức khoẻ. Trong khi đó, đặc trưng của phụ nữ là những kiểu tóc dài, thường trang điểm và những công việc mang tính chăm lo cho người khác.
Khi bản dạng giới của bạn không phù hợp với giới tính mà bạn được chỉ định sau khi sinh, bạn có thể cảm thấy bối rối hoặc gặp phải một số phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, sự đa dạng về giới đang dần được nhiều người chấp nhận.
Điều quan trọng cần nhớ là không ai có thể quyết định cảm nhận về giới tính của một người ngoại trừ chính người đó. Không có “đúng” hay “sai” về chuyện một người cảm nhận như thế nào về giới tính của chính họ.
Xu hướng tính dục (sexuality) là khuynh hướng bạn bị thu hút về mặt tình cảm hoặc tình dục bởi một người nào đó.
Ví dụ:
Giới và xu hướng tính dục là hai phần riêng biệt của một người. Không phải lúc nào chúng cũng có liên hệ với nhau. Cách một người thể hiện giới tính của mình không nhất thiết phải tương quan với người họ thấy hấp dẫn.
Xưng hô như thế nào là phù hợp?
Cách xưng hô cũng là một phần quan trọng trong việc thể hiện sự tôn trọng bản dạng giới của một ai đó.
Một số đại từ nhân xưng phổ biến:
Một số đại từ nhân xưng mang tính trung tính:
Ở các quốc gia có ngôn ngữ chính là tiếng Anh, những người có bản dạng giới và xu hướng tính dục không đồng nhất thường muốn người khác dùng “họ” (they) thay vì “anh ấy/chị ấy” (he/she) khi được nhắc đến, ngụ ý bản thân nằm ngoài giới tính nam hay nữ.
Những người có thể hiện bề ngoài là nam thường sử dụng đại từ nhân xưng là anh/ anh ấy và những người thể hiện ra ngoài là nữ thường sử dụng cách xưng hô là cô/ cô ấy. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy tốt nhất bạn có thể hỏi người đó xem họ muốn được xưng hô như thế nào.
Để tạo nên một cuộc trò chuyện gần gũi và cởi mở, chúng ta cần tôn trọng cách mà người khác muốn được gọi khi xưng hô. Điều này góp phần tác động đến sức khỏe tinh thần và cảm nhận hạnh phúc của mọi người.
Ban đầu việc xưng hô có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn, nhưng chúng ta càng bình thường hóa nó, nó càng trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn: khi bạn gặp gỡ một người bạn mới, bạn chia sẻ tên của mình, đồng thời bạn cũng có thể chia sẻ cách bạn muốn người khác xưng hô với mình. Điều này có thể khiến người đối diện thoải mái hơn và chia sẻ ngược lại về họ.
Nếu bạn lỡ dùng sai cách xưng hô với ai đó, bạn có thể hỏi để sửa lại cho phù hợp và tiếp tục cuộc trò chuyện một cách bình thường. Đừng cảm thấy ngại hay kì cục vì thiện ý của bạn mới là điều quan trọng.
Nếu bạn cần thêm thông tin
Trung tâm ICS là tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBTiQ+ (người đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới) tại Việt Nam, nếu bạn cần thêm thông tin bạn có thể tìm đọc thêm tại địa chỉ ics.org.vn.
Tổng kết
Có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc riêng của một ai đó. Giới và giới tính chỉ là một trong số đó. Tuy nhiên, việc hiểu và tôn trọng những khác biệt về giới cũng như giới tính này có thể rất ý nghĩa đối với cảm nhận an toàn, và sức khỏe nhìn chung của một cá nhân.
Bản dạng giới của một người không nhất thiết phải tương quan với thể hiện giới, xu hướng tính dục hay giới tính sinh học của người đó.
Khi không chắc nên xưng hô thế nào với người cùng trò chuyện, bằng sự tôn trọng, hãy cứ thẳng thắn hỏi xem họ muốn được xưng hô thế nào.
Có rất nhiều nguồn lực trực tuyến dành cho những người mới làm quen với kiến thức về giới, và cũng có nhiều sự kiện, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về cộng đồng LGBTiQ+, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn về các vấn đề giới liên quan. Bạn có thể tham khảo website: ics.org.vn.
Nguồn tham khảo: Psych Central
Biên dịch: Hảo
Biên tập: Thanh Tâm
Bình luận (0)