27/10/2024

Hạnh phúc có quá đắt không? Chúng ta cần gì để cảm thấy hạnh phúc?

Khám phá mô hình PERMA của Martin Seligman: Công cụ khoa học giúp đo lường và cải thiện cảm nhận hạnh phúc toàn diện.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Martin Seligman (cha đẻ của Tâm lý học tích cực) đã xây dựng mô hình PERMA  để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cảm nhận hạnh phúc (well-being), cũng như cách để đo lường hạnh phúc.

PERMA có cơ sở khoa học vững chắc, là một công cụ đắc lực cho nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị tâm lý, đồng thời PERMA cũng giúp cải thiện đời sống cá nhân và công việc của mỗi người.

PERMA chỉ ra 5 yếu tố quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc (Seligman, 2011, 2019):

Mỗi yếu tố ở trên đều quan trọng như nhau, và bạn có thể tập trung vun đắp cho từng yếu tố một. Khi kết hợp lại, chúng tạo nên một con đường dẫn đến cuộc sống viên mãn. Bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn khi đương đầu với khó khăn, cuộc sống cũng trở nên ý nghĩa và hạnh phúc hơn, đồng thời bạn cũng ít bị căng thẳng, áp lực hơn.

Mô hình PERMA là một công cụ hữu ích giúp chúng ta có một “bộ khung” để dựa vào đó hiểu rõ hơn về sức khỏe tinh thần của bản thân. Các nhà trị liệu có thể sử dụng mô hình này để giúp mỗi cá nhân nhận ra một số khía cạnh nào trong cuộc sống đang khiến họ chưa hạnh phúc, từ đó tìm ra cách cải thiện để sống vui vẻ hơn.

Mô hình ban đầu của Seligman không đề cập đến “sức khỏe”, nhưng ngày nay, người ta công nhận rằng sức khoẻ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cảm nhận hạnh phúc nói chung. Là một mục tiêu độc lập có thể đo lường được, sức khỏe bao gồm các yếu tố thể chất như không bệnh tật, lối sống lành mạnh, cũng như cảm nhận của bản thân về mức năng lượng, sức sống và khả năng vận động cho các hoạt động thường ngày.(Allen et al., 2022; Beacham et al., 2020).

Vì vậy, mô hình PERMAH mở rộng (bao gồm cả yếu tố sức khỏe thể chất – Health) ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong môi trường học tập và làm việc. Mô hình này có thể giúp dự đoán sức khỏe toàn diện (thể chất và tinh thần) và hiệu suất làm việc của mỗi người. (Allen et al., 2022; Beacham et al., 2020).

Tác giả: Jeremy Sutton, Ph.D.
Trích dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Positive Psychology

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm mình chăm sóc bản thân

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *