09/10/2023

Hiểu về cảm xúc của người khác

Hiểu người khác là một kỹ năng vô cùng cần thiết để xây dựng tốt các kết nối xã hội và tất cả chúng ta đều có thể cải thiện nó thông qua luyện tập.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Đoán cảm xúc

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong tình huống: Một người bạn mời bạn đi dự tiệc. Bạn biết rằng tất cả những bạn nữ trong nhóm đều được mời – ngoại trừ Hoa. Bạn nghĩ Hoa sẽ cảm thấy như thế nào khi cô ấy phát hiện ra điều này?

A. Tức giận
B. Buồn bã
C. Tổn thương
D. Bị bỏ quên (thường đi kèm với cảm giác cô đơn và không được xem trọng-nd)
E. Bối rối
F. Lo lắng
G. Xấu hổ
H. Thờ ơ/ Không quan tâm

Có lẽ bạn đã có câu trả lời bằng cách đặt mình vào trường hợp của Hoa và tưởng tượng xem cô ấy sẽ cảm thấy như thế nào. Trong trường hợp này, hầu hết mọi người sẽ cảm nhận một vài hoặc tất cả các cảm xúc từ A đến D: Tức giận, buồn bã, tổn thương và bị bỏ rơi. Dường như có ít khả năng một người bị bỏ quên sẽ cảm thấy bối rối, lo lắng, xấu hổ hoặc thờ ơ.

Dự đoán được cảm xúc của một người là một biểu hiện của trí thông minh cảm xúc (EQ). Đó là một kỹ năng mà chúng ta có thể luyện tập.

Khi chúng ta hiểu được một người đang cảm thấy như thế nào, chúng ta có thể biết nên tương tác với họ ra sao. Ví dụ, trong bữa tiệc kể trên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Hoa hỏi: “Bạn có tham gia bữa tiệc của Ngọc không?” Việc biết rằng Hoa không được mời có thể ảnh hưởng đến cách bạn trả lời. Bạn có thể nói (hoặc tránh nói!) bất kỳ điều nào sau đây:

A. “Có, mình sẽ đi – còn bạn?”
B. “Có, mình đi nè. Cũng không biết nói sao. Ngọc không mời cậu thật luôn hả?”
C. “Có, mọi người đều đi mà!”
D. “Có chứ, tất nhiên là mình sẽ đi! Đó sẽ là bữa tiệc tuyệt vời nhất trong cả năm!”
E. “Có nè. Mình rất tiếc khi không có cậu tham gia. Mình nghĩ Ngọc không cố ý làm tổn thương cậu, nghe nói bố mẹ cô ấy chỉ cho phép cô ấy mời một vài người.”

Nếu bạn không biết Hoa không được mời, bạn có thể trả lời bằng câu A, C hoặc D. Câu C và D là những điều bạn nói khi bạn biết chắc chắn rằng người khác đã được mời. Tuy nhiên, vì bạn biết toàn bộ câu chuyện nên bạn có nhiều khả năng cân nhắc cảm xúc của Hoa và trả lời bằng câu B hoặc E. 

Khi chúng ta hiểu được một người đang cảm thấy như thế nào, chúng ta có thể biết cách sao cho phù hợp.
Nguồn: Freepik

Đọc vị ngôn ngữ cơ thể

Đôi khi bạn có thêm thông tin về một tình huống từ những gì một người không nói ra: Một phần của trí thông minh cảm xúc là đọc các tín hiệu mà mọi người gửi đi và xem xét chúng.

Hãy cùng quay lại câu chuyện về Hoa. Giả sử Hoa tiến đến chỗ bạn với dáng vẻ buồn bã và hỏi: “Cậu có tham gia bữa tiệc của Ngọc vào thứ Bảy không?” Các tín hiệu cảm xúc của cô ấy (ngôn ngữ cơ thể, nét mặt) gợi ý cho bạn rằng Hoa đã biết rằng cô ấy không được mời. Trong tình huống đó, bạn vẫn có thể trả lời với phương án A, nhưng có lẽ  B hoặc E là lựa chọn phù hợp hơn.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hoa đến gần bạn và vui vẻ nói: “Này, mình nghe nói Ngọc sẽ tổ chức một bữa tiệc vào cuối tuần này. Cậu có đi không?” Dựa trên ngôn ngữ cơ thể của cô ấy, bạn có thể tạm kết luận, “Ồ, Hoa chưa biết chuyện và cô ấy đang chờ một lời mời.

Nếu bạn có EQ cao, khi biết rằng Hoa là người duy nhất không được mời, bạn có thể cảm thấy mâu thuẫn khi nói với Hoa rằng bạn sẽ tham gia buổi tiệc. Mặc dù Hoa phải quản lý cảm xúc của chính mình, nhưng bạn có thể cảm thấy đồng cảm với cô ấy. Bạn biết rằng cách bạn phản hồi có thể ảnh hưởng đến Hoa, hoặc là giúp cô ấy cảm thấy được chia sẻ hoặc khiến cô ấy cảm thấy tồi tệ hơn. Do đó bạn sẽ phải lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp.

Hiểu cách phản ứng

Kỹ năng hiểu người khác giúp chúng ta dự đoán được họ sẽ cảm thấy như thế nào trong một tình huống nhất định, đồng thời nó cũng cho phép chúng ta hiểu được cách người khác phản ứng. Ví dụ: 

Trong tiết sinh hoạt lớp sáng nay, bạn của bạn vẫn tươi cười, thân thiện và tràn đầy năng lượng. Nhưng vào cuối buổi chiều, người bạn đó trông có vẻ buồn bã và gần như sắp khóc. Đâu là dự đoán phù hợp nhất về những gì đã diễn ra giữa hai mốc thời gian này?

A. Cậu ấy cãi nhau với bạn gái vào bữa trưa, và bây giờ họ đang “chiến tranh lạnh”.
B. Cậu ấy đã đạt điểm cao trong kỳ thi.
C. Cậu ấy vừa phát hiện ra rằng mình không lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển bóng rổ.
D. Giáo viên môn hoá đã giao rất nhiều bài tập về nhà.
E. Có lẽ cậu ấy vừa có một ngày tồi tệ.

Bạn có thể loại bỏ phương án B ngay lập tức: trí thông minh cảm xúc cho phép bạn biết rằng phản ứng của bạn nam trông giống như thi trượt hơn là đậu. Nếu cậu ấy có một ngày tồi tệ hoặc có nhiều bài tập về nhà (câu D hoặc E), cậu ấy sẽ có vẻ căng thẳng, mệt mỏi hoặc kiệt sức – nhưng có lẽ cậu ấy sẽ không trông như sắp khóc. Loại bỏ những lựa chọn trên cho phép bạn tập trung vào điều có khả năng làm bạn nam khó chịu nhất: đó là A hoặc C.

Những người thành thạo trong việc hiểu người khác có thể hình dung một người đang cảm thấy như thế nào (“Tôi nghĩ anh ấy sẽ cảm thấy tồi tệ nếu tôi nói điều đó với anh ấy“). Họ có thể liên tưởng đến cách người đó phản ứng với mọi việc (“Ồ, tôi hoàn toàn hiểu tại sao cô ấy lại tức giận như vậy. Thảo nào!“). Hiểu cách người khác cảm nhận, hành động và phản ứng giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ tốt hơn.

Làm sao để hình thành kỹ năng này?

Không phải lúc nào cũng dễ dàng dự đoán hoặc hiểu cảm giác của người khác. Có một số người giỏi hơn những người khác ở việc này, nhưng gần như tất cả mọi người đều có thể làm tốt hơn nhờ luyện tập. Quan sát và lắng nghe chính là chìa khóa để hiểu về người khác.

Tập quan sát

Nếu bạn nhìn thấy ai đó vấp ngã, có lẽ bạn sẽ nhăn mặt “Á”! – như thể điều đó xảy ra với bạn. Chúng ta có xu hướng tự nhiên là cảm nhận được những gì người khác cảm thấy chỉ bằng cách quan sát họ. Các nhà khoa học nghĩ rằng có cơ sở sinh lý cho điều này. Họ tin là các “tế bào thần kinh gương” kích hoạt theo cùng một cách cho dù chúng ta tự làm điều gì đó hay xem người khác làm điều đó.

Hãy thử những cách sau để phát triển kỹ năng quan sát của bạn:

Tập lắng nghe

Những người giỏi thấu hiểu người khác thường là những người biết lắng nghe. Nghiên cứu cho thấy rằng một người càng lắng nghe tốt thì người đó càng cảm thấy gắn kết hơn với người đang cùng trò chuyện. Điều này tạo ra một cảm giác gắn kết và gần gũi.

Hầu hết chúng ta đều đánh giá mình là người lắng nghe tốt – bởi xét cho cùng, lắng nghe có vẻ là một việc đơn giản. Nhưng thường thì chúng ta quá bận rộn suy nghĩ về những gì chúng ta muốn nói nên không thể lắng nghe nhiều như những gì chúng ta muốn. Dưới đây là một số cách để phát triển kỹ năng lắng nghe:

Chúng ta thường quá bận rộn suy nghĩ về những gì chúng ta muốn nói
Nguồn: Freepik

Biến sự hiểu biết thành lòng trắc ẩn

Sau khi xây dựng kỹ năng thấu hiểu người khác, bạn sử dụng nó như thế nào? Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ sử dụng nó để giúp đỡ và hỗ trợ những người mà bạn quan tâm. Đây là lòng trắc ẩn, và lòng trắc ẩn giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ. Hãy thử 3 cách sau để trở thành một người giàu lòng trắc ẩn hơn:

Ngay cả những hành động nhỏ của lòng trắc ẩn cũng có thể xây dựng các kết nối xã hội tích cực (hãy thử nói “xin chào” với ai đó đang ngồi ăn trưa một mình và xem điều đó khiến bạn cảm thấy thế nào). Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các kết nối xã hội mạnh mẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm nhận hạnh phúc và thậm chí cả tuổi thọ của chúng ta.

Theo TeensHealth
Biên dịch: Thạc sĩ tâm lý học Đặng Thị Thanh Tâm
Biên tập: Thạc sĩ tâm lý học Đào Thị Nguyên Hoàng

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *