27/10/2024

Khả năng linh hoạt tâm lý – Bí quyết vượt qua sóng gió cuộc đời

Khám phá cách rèn luyện tính linh hoạt tâm lý để đạt được hạnh phúc bền vững

Rate this post

Ý chính trong bài:

Tính linh hoạt tâm lý (psychological flexibility) có thể hiểu là khả năng sống trọn vẹn trong hiện tại và hành động vì những mục tiêu lâu dài, thay vì chỉ chạy theo những thôi thúc nhất thời. Nhờ có sự linh hoạt này, chúng ta có thể thích nghi với những thay đổi xung quanh và phản ứng một cách đổi mới, sáng tạo và lành mạnh, phù hợp với mục tiêu và giá trị của bản thân. Đây là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Theo Rachel Goldman, Tiến sĩ, FTOS, một nhà tâm lý học và trợ lý giáo sư lâm sàng tại Trường Y NYU: “Tính linh hoạt tâm lý có nghĩa là sống trọn vẹn ở hiện tại, sẵn sàng đón nhận mọi suy nghĩ và cảm xúc nảy sinh, và sau đó hành động dựa trên những giá trị cốt lõi của bản thân.”

Trong cuộc sống hàng ngày, sự linh hoạt tâm lý giúp chúng ta điều chỉnh hành vi và thói quen để thích ứng hiệu quả với mọi tình huống, theo những cách phù hợp với mục tiêu và giá trị của bản thân.

Đặc điểm của sự linh hoạt tâm lý

Một số thành tố chính của sự linh hoạt tâm lý, bao gồm:

Tiến sĩ Goldman cũng gợi ý rằng việc dành một chút thời gian để dừng lại trước khi phản ứng là điều rất quan trọng nếu muốn giữ được sự linh hoạt trong tâm lý: “Nếu chúng ta biết dừng lại một chút, chúng ta có thể đánh giá tình hình một cách chính xác hơn, nhắc nhở bản thân về những gì đang diễn ra và những gì mình có thể kiểm soát. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định dựa trên những gì chúng ta thực sự tin tưởng, chứ không phải dựa trên những cảm xúc nhất thời (điều có thể dẫn đến hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ hoặc cứng nhắc).”

Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (ACT)

Tính linh hoạt tâm lý có thể được nâng cao thông qua liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT). Đây là một hình thức trị liệu tâm lý giúp chúng ta học cách thích nghi với những thay đổi của thế giới và của chính bản thân mình, đồng thời vẫn giữ vững các giá trị và mục tiêu của bản thân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng liệu pháp chấp nhận và cam kết, tập trung vào việc nâng cao khả năng thích ứng về mặt tâm lý, có thể giúp giảm stress và cải thiện sức khỏe toàn diện.

Một số minh hoạ về tính linh hoạt tâm lý

Dưới đây là một số ví dụ về cách mọi người thể hiện sự linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày:

Những ví dụ này cho thấy sự linh hoạt tâm lý giúp chúng ta đối phó tốt hơn với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, từ đó góp phần mang lại sức khỏe tốt hơn và cảm giác thỏa mãn hơn.

Tại sao tính linh hoạt tâm lý lại quan trọng đối với sức khỏe tinh thần?

Goldman gợi ý rằng khả năng thích ứng về mặt tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một trạng thái sức khỏe tinh thần tốt: “Sự linh hoạt này có thể giúp chúng ta giảm bớt stress, lo lắng, trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác. Hơn nữa, khi chúng ta trở nên linh hoạt hơn, chúng ta cũng sẽ tự tin và trân trọng bản thân mình hơn, thậm chí còn cải thiện được các mối quan hệ xung quanh.”

Sự linh hoạt tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của chúng ta vì nhiều lý do. Chẳng hạn:

Sẵn sàng thích nghi và cởi mở với những trải nghiệm mới giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều. Nó cũng giúp chúng ta thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống, từ đó làm việc hiệu quả hơn trong mọi hoàn cảnh.

Khi có sự linh hoạt trong tâm lý, sẽ dễ dàng hơn để buông bỏ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực hoặc không còn phù hợp. Thay vì bị mắc kẹt trong những thói quen cũ kỹ khiến vấn đề thêm trầm trọng, chúng ta có thể phản ứng một cách thích nghi hơn.

Điều này không chỉ giúp chúng ta đối mặt tốt hơn với những thử thách mà còn giúp ta phục hồi tốt hơn sau những thất bại. Sự linh hoạt có thể cải thiện cách chúng ta quản lý stress, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể của bản thân.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có mức độ linh hoạt tâm lý cao hơn thường thoáng hơn khi đối mặt với những thất bại trong công việc. Dù gặp khó khăn, họ vẫn có thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu và giữ vững các giá trị của mình. Khả năng này cũng rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện.

Làm thế nào để bạn duy trì sự linh hoạt về mặt tâm lý?

Có nhiều cách để bạn rèn luyện và giữ vững sự linh hoạt trong tâm lý. Chẳng hạn:

Thực hành Mindfulness (Chánh niệm)

Mindfulness là tập trung hoàn toàn vào giây phút hiện tại, vì vậy đây là một cách tuyệt vời để hiểu rõ hơn về những cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác và nhận thức của bạn về thế giới xung quanh.

Goldman giải thích: “Mindfulness thực sự chỉ là tạm dừng để hoàn toàn hiện diện và chú tâm, đây thực sự là bước đầu tiên để trở nên linh hoạt về mặt tinh thần.”

Hãy thử dành một ít thời gian mỗi ngày để thực hiện các hoạt động thực hành mindfulness, ví dụ như thiền chánh niệm, yoga, thở sâu… Khi bạn luyện tập đều đặn, bạn sẽ thấy mình trở nên tỉnh thức hơn và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi xung quanh.

Ghi nhận những suy nghĩ của bản thân

Hãy học cách chấp nhận rằng cuộc sống không tránh khỏi những lúc khó khăn và không chắc chắn. Thay vì trốn tránh hay chống lại những điều đó, hãy tìm cách đối diện với chúng. Đừng quên nhắc nhở bản thân rằng những khó khăn và đau khổ rồi sẽ qua đi.

Hãy cho phép bản thân cảm nhận được đầy đủ các cung bậc cảm xúc mà không đánh giá chúng là xấu hay sai. Cảm xúc là một phần của cuộc sống, mỗi cảm xúc, dù là khó chịu, đều có thể mang lại cho bạn những bài học giá trị trong quá trình thích nghi với những thay đổi.

Thách thức những suy nghĩ tiêu cực

Ai cũng có lúc suy nghĩ tiêu cực, và Goldman nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải hiểu rõ mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chúng ta. Thay vì chỉ chăm chăm vào việc cân nhắc suy nghĩ đó có tiêu cực hay không, hãy tự hỏi bản thân xem suy nghĩ đó có hữu ích hay không. Khi bạn nhận ra một suy nghĩ không mang lại lợi ích gì, điều cần làm là phải thách thức nó và thay thế nó bằng một suy nghĩ có khả năng giúp ích hơn.

Làm thế nào để thay thế những suy nghĩ tiêu cực?

Tuy nhiên, Goldman nhắc nhở chúng ta rằng việc cố gắng thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng một điều gì đó quá tích cực hay phi thực tế có thể phản tác dụng. Thay vào đó, hãy hướng đến một suy nghĩ trung lập.

Ví dụ, thay vì tự nhủ “Mình là một kẻ thất bại”, bạn có thể nghĩ “Mình chưa biết liệu mình có thành công được hay không, nhưng mình đang cố gắng hết sức.”

“Thay vì nghĩ tiêu cực ‘Mình là kẻ thất bại’ và tự đóng mọi cánh cửa, hãy nhìn nhận thất bại như một bài học. Tư duy tích cực như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội thành công cho bạn”, Goldman chia sẻ. “Những lời bạn tự nhủ với chính mình sẽ định hình nên con người bạn, nên hãy thận trọng với những gì bạn nói với chính mình.”

Đôi khi chỉ cần thay đổi cách nhìn nhận về một tình huống và gạt bỏ những suy nghĩ không giúp ích, bạn sẽ thấy mình linh hoạt hơn, dễ thích nghi và giải quyết vấn đề tốt hơn.

Đón nhận những điều mới

Để trở nên linh hoạt hơn, hãy mở lòng với những ý tưởng, trải nghiệm và góc nhìn mới. Đừng ngại bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Thử trò chuyện với một người có hoàn cảnh khác bạn, đọc một cuốn sách hoặc xem một bộ phim thuộc thể loại bạn chưa từng thử. Những trải nghiệm mới mẻ này sẽ giúp bạn thích nghi tốt hơn và có cái nhìn cởi mở hơn với mọi thứ xung quanh.

Xem xét các góc nhìn khác nhau

Để mở mang đầu óc hơn nữa, bạn hãy chủ động tìm kiếm và tiếp xúc với những góc nhìn khác biệt so với mình. Bạn có thể trò chuyện trực tiếp với người khác, hoặc dễ hơn nữa là theo dõi những người có nhiều quan điểm khác nhau trên mạng xã hội.

Đừng chỉ kết nối với những người giống bạn, hãy thử lắng nghe những người có hoàn cảnh và xuất thân khác bạn cũng như những người có địa vị xã hội khác bạn. Việc này không chỉ giúp ta hiểu người khác hơn mà còn giúp ta có cái nhìn đa chiều và linh hoạt hơn về cuộc sống.

Xây dựng lối tư duy phát triển

Khác với tư duy cố định (fixed mindset), tư duy phát triển (growth mindset) tập trung vào việc không ngừng học hỏi và tin rằng hành động của chúng ta có thể thay đổi cuộc sống. Những người có kiểu tư duy này xem thử thách là cơ hội để trưởng thành và phát triển. Sở hữu tư duy này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề và nhanh chóng thay đổi để đạt được mục tiêu của mình.

“Chúng ta không thể đoán trước được tương lai”, Goldman nói, “vì vậy hãy luôn sẵn sàng đón nhận mọi tình huống với một tâm thế cởi mở và tò mò. Đừng nhìn mọi thứ theo kiểu ‘được ăn cả, ngã về không’, cuộc sống không chỉ có hai màu đen trắng như thế, hãy nhớ điều đó!”

Để có được sự linh hoạt trong suy nghĩ không phải là chuyện một sớm một chiều, sự linh hoạt đòi hỏi nỗ lực rèn luyện không ngừng nghỉ. Hãy thử áp dụng một số chiến lược đã đề cập ở trên vào cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ thấy mình ngày càng uyển chuyển hơn, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần và thích ứng tốt hơn với những thay đổi bất ngờ của cuộc sống.

Tác giả: Kendra Cherry, MSEd
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Verywell Mind

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm mình chăm sóc bản thân

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *