06/10/2023
Khám phá nhu cầu thật sự ẩn sau hành vi của con trẻ, từng bước trao quyền giải quyết vấn đề, từ đó xây dựng sức bật tinh thần nơi con.
Ý chính trong bài:
Khi nghĩ về hành vi của trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên, chúng ta thường nhìn thấy phần bề nổi mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu hết.
Cha mẹ có thể nhận thấy sự thách thức hoặc thiếu ở con mình, nhưng nhu cầu ẩn sau hành vi đó là gì? Chúng ta có thể phản ứng lại bằng sự tức giận, la hét, trừng phạt hoặc lấy đi các đặc quyền. Chúng ta rất dễ bị lạc trong cảm xúc và hành động bên ngoài, hơn là thông điệp phi ngôn ngữ mà con cái đang cố gắng truyền đạt.
Nhiều bậc phụ huynh đánh giá bản thân dựa trên hành vi của con cái và coi chúng là một phần điểm yếu hoặc sự thiếu sót trong cách làm cha mẹ. Họ trăn trở với “cảm giác tội lỗi của người mẹ” hay cảm giác tội lỗi nói chung, thay vì tập trung vào những gì con mình có thể cần.
Có phải bạn thường tập trung vào việc cố gắng quản lý hoặc kiểm soát hành vi bằng cách trừng phạt hoặc nỗ lực giữ thể diện với những người xung quanh, chẳng hạn như bạn bè hay gia đình. Hãy thử hít một hơi thật sâu và suy xét hành động của con bạn, đồng thời tự hỏi: “Con đang cố nói với mình điều gì? Con cần gì?”
Tìm hiểu nguyên do
Khi con trẻ có hành vi khó chịu lặp đi lặp lại, đây là lúc chúng ta chuyển trọng tâm từ việc tự hỏi “Tại sao con mình lại kỳ lạ như vậy” sang “Dường như con đang gặp khó khăn gì đó; chuyện gì đang xảy ra và mình có thể hỗ trợ như thế nào?”
Điều này đòi hỏi bạn phải thật sự thay đổi góc nhìn. Ví dụ, hãy tưởng tượng cậu nhóc nhà bạn cứ liên tục nhảy rầm rầm trên ghế sofa. Nếu là thế hệ cha mẹ chúng ta trước đây, có lẽ họ sẽ tự động cho rằng đây là một sự cố ý thách thức, và khuyên bạn nên phạt ngay để kiểm soát hành vi của con. Nhưng chúng ta cần cố gắng hiểu rằng, con có thể chỉ đang nỗ lực điều tiết các cảm xúc, cảm giác của chính mình. Con bạn đang thực sự có nhu cầu gì cần được đáp ứng qua hành động trông có vẻ như thách thức đó?
Một ví dụ khác là khi trẻ vị thành niên liên tục không hoàn thành bài tập về nhà. Thay vì coi hành vi này là “lười biếng”, chúng ta hãy tự đặt câu hỏi: “Điều gì có thể khiến con mình gặp khó khăn trong lúc làm bài tập?”
Trong trường hợp đặc biệt, con có thể có một (hoặc một vài) khuyết tật học tập (learning disability), con gặp vấn đề về lo âu, kém tập trung; hoặc đơn giản hơn, con chưa nắm được một điểm kiến thức hoặc cách giải bài tập nhưng xấu hổ không dám nhờ thầy cô hay ba mẹ giảng lại.
Một số nguyên do khác có thể khiến con bạn gặp khó như: rối loạn xử lý thính giác, lo âu chia ly (separation anxiety), khó khăn trong việc kết bạn, lo âu xã hội (social anxiety), quản lý thời gian hoặc xác định thứ tự ưu tiên (kỹ năng điều hành hoạt động yếu – weak executive functioning skills).
Xác định vấn đề
Bằng cách trò chuyện cùng con để làm rõ vấn đề, bạn có thể cùng lúc hỗ trợ con phát triển nhận thức và các kỹ năng cần thiết.
Ví dụ, khi con bạn nói, “Bài tập về nhà chán quá.”, hãy diễn đạt lại ý đó để cho con bạn biết rằng bạn đang lắng nghe, xác thực lại và sau đó đặt câu hỏi: “Con cảm thấy bài tập về nhà khó ở phần nào?”. Con có thể chưa tự nhận ra được vì sao con không muốn làm bài, nên bạn hãy chủ động gợi ý:
Những câu hỏi này giúp làm rõ khái niệm “buồn chán” đối với con, giúp con gọi tên và gợi ra hướng đi cụ thể để giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu con gặp khó khăn trong việc nhớ số lượng bài và hạn nộp bài tập, thì bạn có thể cùng con tập trung vào giải pháp cụ thể cho vấn đề quản lý bài tập này.
Nó cũng cung cấp cho con bạn những từ ngữ để mô tả khó khăn con đang phải đối diện thay vì vin vào “sự buồn chán”, để rồi cảm thấy bị hiểu lầm, trở nên tức giận và trầm lặng (shutting down, không muốn nói chuyện hoặc tương tác với người khác-nd).
Xây dựng khả năng chịu đựng stress và thất vọng
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thế hệ trẻ ngày nay đã quen với sự thoả mãn tức thì (immediate gratification) với các câu hỏi được trả lời lập tức qua Google, mua sắm trực tuyến, kết nối 24/7 trên mạng xã hội. Những việc cần có thời gian và sự luyện tập như thành thạo một kỹ năng, hoàn thành một nhiệm vụ, chơi được một thể thao dường như lại càng trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi con trẻ nỗ lực kiên trì nhiều hơn.
Bạn có thể hỗ trợ con phát triển sức bền tinh thần (resilience) cũng như phát triển các thói quen lành mạnh, xây dựng các kỹ năng sống từ sớm thông qua hoạt động chia sẻ việc nhà. Chẳng hạn như, khi con dọn giường, đổ rác, hoặc rửa bát, con đang dần được phát triển thói quen quan sát môi trường xung quan, xây dựng kỹ năng sắp xếp thứ tự, ghi nhớ nhiệm vụ, quản lý phân bổ thời gian cho việc nhà, làm bài tập và giải trí sau đó.
Chúng ta cũng đang dạy con mình cách giải quyết vấn đề chứ chúng ta làm tất cả để giải quyết vấn đề cho con. Nhiều cha mẹ muốn giảm bớt cảm giác lo lắng hoặc áp lực của con mình bằng cách tìm những giải pháp nhanh chóng, thay vì cho phép con ngồi xuống với sự khó chịu, cảm giác lo lắng và thất vọng của mình. Cha mẹ khoan vội đưa ra giải pháp, hãy hỏi trẻ:
Ban đầu, con bạn có thể quen với việc bạn đưa ra các giải pháp và có thể không có câu trả lời cho những câu hỏi này. Hãy kiềm chế cảm giác muốn nhảy vào và trả lời, thay vào đó, hãy ngồi cùng con. Đồng thời, bạn cần ngồi lại với sự khó chịu của riêng bạn khi chịu đựng sự khó chịu của con.
Nếu sức bật tinh thần là một loại cây, thì đây là nơi nó sẽ mọc.
Nếu con bạn nói, “Con không biết,” “Hãy nói cho con biết,” hoặc “Hãy giải quyết điều này giúp con,” bạn có thể nói:
Vai trò của chúng ta với tư cách là cha mẹ không phải là làm cho cuộc sống của con cái mình lúc nào cũng “dễ dàng”, “hạnh phúc” hay “dễ chịu”. Vai trò của chúng ta cũng không phải người sửa chữa cuộc sống của con. Vai trò của chúng ta là chỉ dạy cho con hiểu con cần điều gì, diễn đạt thành lời những suy nghĩ và cảm xúc, đồng hành, hướng dẫn con cách phát triển những ý tưởng để giải quyết những khó khăn hoặc tình huống cần phải xử lí.
Không sao cả nếu con bạn trải qua những điều không suôn sẻ trong cuộc sống, chẳng hạn như không được gia nhập vào một nhóm, không đứng đầu, không đạt điểm cao, không đủ chuẩn tham gia vào một nhóm thể thao, không được giao việc hoặc không đồng quan điểm với một người bạn.
Hãy để con có những trải nghiệm này khi vẫn còn sống trong gia đình với chúng ta, để chúng ta có thể lắng nghe, hỗ trợ, ghi nhận và cổ vũ con.
Tác giả: Liz Nissim-Matheis Ph.D.
Biên dịch: Hà Lê
Biên tập: AGATE
Theo Psychology Today
Bình luận (0)