06/10/2023
Làm thế nào để chúng ta thoát ra khỏi trạng thái chán nản, trì trệ vì không còn hứng thú để làm bất kì công việc gì hay tìm được giải pháp phù hợp giúp bản thân lấy lại động lực?
Ý chính trong bài:
Bạn có từng trải qua cảm giác cả ngày chỉ muốn nằm dài một chỗ, không có một tí động lực nào để hoàn thành cho xong bài tập sắp đến hạn nộp hay dọn dẹp lại góc phòng vốn đã quá bừa bộn?
Thực hiện một nhiệm vụ vốn đã khó, thực hiện trong trạng thái không có động lực còn khó khăn hơn rất nhiều. Dần dần, chúng ta sẽ có xu hướng chán nản, trì trệ và áp lực lên chính bản thân mình, dẫn đến sức khỏe thể chất và tinh thần đều giảm sút.
Vì sao chúng ta không có động lực để làm gì?
Đôi khi, việc không có động lực có thể là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn đang diễn ra.
Nếu bạn là người cầu toàn, việc bạn thiếu động lực có thể xuất phát từ nỗi sợ rằng bạn sẽ không hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Vào những thời điểm khác, việc thiếu động lực có mối liên quan đến sự trì hoãn. Và khi trì hoãn càng kéo dài, bạn sẽ thấy động lực càng trở nên cạn kiệt.
Việc thiếu động lực còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Làm gì khi chúng ta đang mất đi động lực?
Hãy hành động như thể bạn đang cảm thấy rất “cảm hứng”. Chỉ một hành động nhỏ cũng có thể thay đổi cảm xúc và nguồn động lực của bạn. Thay đổi những gì bạn mặc, nắm bắt cách bạn suy nghĩ và thực hiện những hành động nhỏ theo cách khác biệt hơn. Từ đó, hãy quan sát xem động lực của bạn có tăng lên sau sự thay đổi này không.
Ví dụ, thay vì ngồi một cả ngày trong bộ đồ ngủ, hãy khoác lên mình những “bộ cánh” đẹp nhất và di chuyển quanh nhà. Hành động đơn giản này có thể làm tăng động lực của bạn, giúp bạn bắt đầu công việc một cách vui tươi và dễ dàng hơn.
Lòng trắc ẩn thực sự đem đến nhiều động lực hơn, nhất là trong những nghịch cảnh của cuộc sống. Một nghiên cứu năm 2011 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã phát hiện ra rằng lòng trắc ẩn làm tăng nguồn động lực và phục hồi các tổn thương mà bản thân gặp phải sau khi thất bại.
Tự trắc ẩn cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, dẫn đến tăng động lực. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Lâm sàng đã phát hiện ra rằng lòng tự trắc ẩn làm giảm đau khổ tâm lý, giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm, đồng thời giảm tác hại của căng thẳng.
Thay vì dằn vặt bản thân vì những sai lầm, hãy tạo ra một cuộc đối thoại nội tâm tử tế với chính mình như một người bạn. Thừa nhận sai sót và thất bại một cách trung thực chính là cách bạn cân bằng giữa việc chấp nhận bản thân để cải thiện bản thân tốt hơn.
Khi bạn sợ hãi làm điều gì đó, bạn sẽ thiếu động lực để thực hiện nó. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt cảm giác sợ hãi bằng Quy tắc 10 phút.
Cho phép bản thân thoát khỏi nhiệm vụ đang thực hiện sau mỗi 10 phút. Khi đã được đạt mốc 10 phút, hãy xem bạn muốn tiếp tục hay bỏ cuộc. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có đủ động lực để tiếp tục hơn bạn nghĩ.
Thay đổi cảnh vật thường nhật, hít thở không khí trong lành hoặc tập thể dục giữa môi trường trong xanh sẽ mang lại điều kỳ diệu đối với động lực của bạn.
Nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh chỉ ra rằng, 500m đi dạo vòng quanh công viên giúp giảm mệt mỏi cho não bộ. Hòa mình vào thiên nhiên còn giúp làm dịu tinh thần và trẻ hóa bộ não, thúc đẩy bạn giải quyết một nhiệm vụ nhanh chóng với động lực cao hơn.
Cảm xúc của bạn đóng một vai trò quan trọng tới mức độ động lực bạn đang có. Nếu bạn buồn chán, cô đơn hoặc lo lắng, bạn khó có thể giải quyết một thử thách hay nhiệm vụ khó khăn trong tâm thái tốt nhất.
Thêm một chút niềm vui vào những công việc bạn đang không có động lực để làm sẽ giúp thúc đẩy tâm trạng của bạn. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và thậm chí mong đợi được thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên hơn.
Dưới đây là một số sự kết hợp tăng động lực làm việc mà bạn có thể thử qua:
Thật khó để cảm thấy có động lực khi danh sách việc cần làm của bạn quá nhiều. Khi bạn cảm thấy không có chút khả năng nào để tất cả công việc được hoàn thành, bạn dễ có xu hướng không-làm-gì-cả.
Vì thế, hãy xem qua danh sách việc cần làm của bạn và loại bỏ những đầu việc không cần thiết. Ưu tiên những điều quan trọng nhất trong danh sách để thực hiện đầu tiên. Khi quản lý danh sách việc cần làm một cách phù hợp và tinh gọn hơn, bạn sẽ cảm thấy có động lực để thực hiện các đầu việc, từ đó cũng làm việc hiệu quả hơn.
Một chế độ ăn uống thiếu chất, thời gian ngủ bị gián đoạn và sự thiếu hụt thời gian giải trí lành mạnh sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó khăn để có thể bắt đầu bất cứ công việc nào trong một ngày.
Hãy xây dựng một kế hoạch chăm sóc khoa học và phù hợp cho cơ thể và tinh thần của bạn để thúc đẩy nguồn động lực, chẳng hạn như:
Nếu sau khoảng 2 tuần, nguồn động lực của bạn vẫn không có tiến triển khá hơn hay đang ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn (bạn không muốn đi làm hay rời khỏi nhà), hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ chuyên gia.
Tạm kết
Mỗi người trong chúng ta đều sẽ trải qua những ngày lung lay ý chí và mất đi động lực tại những thời điểm khác nhau, đó là điều rất bình thường. Agate mong rằng bạn sẽ không vì vậy mà chán ghét chính mình. Bạn cũng không cần phải lấy lại năng lượng và động lực ngay lập tức, hãy tử tế với bản thân trước tiên để tìm hiểu được gốc rễ của vấn đề và sẵn sàng thực hiện các thay đổi giúp bạn tốt hơn. Đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, bạn nhé!
Tác giả: Tâm lý gia Amy Morin, LCSW
Lược dịch: Thanh Trinh
Biên tập: AGATE
Theo Verywell Mind
Bình luận (0)