29/11/2024

Làm sao để không mắc phải kiểu lạc quan phi thực tế?

Lạc quan không có nghĩa là luôn suy nghĩ tích cực.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Lạc quan thiếu thực tế (False Positivity) là khi ta cố gượng ép một thái độ tích cực vào những tình huống mà sự tích cực không tự nhiên mà có. Nếu bạn thấy việc này bình thường, thì phần so sánh sau đây có thể giúp bạn nhận ra rằng lạc quan thiếu thực tế đôi khi có thể gây hại.

Bạn có thể hình dung sự tích cực như những hạt đường – nó ngọt ngào và làm tăng hương vị của một số món ăn nhạt vị, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Phần lớn chúng ta đều yêu thích niềm vui và những suy nghĩ, cảm xúc tích cực (Ford & Mauss, 2014), cũng giống như cách nhiều người trong chúng ta yêu thích vị ngọt của đường. Vì thế, việc thêm vị ngọt vào những món ăn nhạt vị cũng giống như cách một thái độ tích cực có thể giúp chúng ta đối phó với những công việc tẻ nhạt và những khó khăn hàng ngày.

Tuy nhiên, có một số món ăn lại không hợp với đường. Thực tế thì thêm đường vào những món này có thể khiến chúng có vị kinh khủng. Thay vào đó, những món này có thể cần một chút muối, một thìa giấm hoặc một số gia vị khác để trở nên dễ ăn hơn.

Vì vậy, cũng như chúng ta không nên dùng đường để nêm vào mọi món ăn, chúng ta cũng không nên “tô hồng” mọi trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy lựa chọn cách phản ứng phù hợp nhất.

Nhận diện lạc quan phi thực tế

“Lạc quan phi thực tế” có thể đến từ hai phía: Hoặc là người khác gán cho trải nghiệm của chúng ta một ý nghĩa tích cực, hoặc là chính chúng ta tự làm điều đó với bản thân.

Người khác mang sự lạc quan độc hại vào trải nghiệm cảm xúc của chúng ta bằng cách nào? Nó thường bắt đầu bằng những lời lẽ tô hồng hoặc những bình luận lạc quan về một tình huống gây khó chịu. Tuy nhiên, những nỗ lực tích cực này của người khác có thể tạo ra áp lực xã hội và khiến chúng ta phủ nhận cảm xúc thực sự của mình.

Dưới đây là một số ví dụ cho thấy lạc quan độc hại có thể khiến chúng ta bỏ qua cảm xúc và trải nghiệm thực sự của mình như thế nào. Trong một số trường hợp, lạc quan thiếu thực tế còn có thể khiến chúng ta mắc kẹt trong chính tình huống gây ra phản ứng tiêu cực ban đầu. Chẳng hạn: 

Làm sao để tránh mắc phải kiểu lạc quan phi thực tế

Khi đã hiểu được lạc quan phi thực tế là gì và nó biểu hiện như thế nào trong cuộc sống, chúng ta có thể thực hiện các bước để hạn chế nó. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tránh lạc quan bất chấp thực tế.

Hãy chấp nhận mọi cảm xúc của bản thân, dù đó là cảm xúc tiêu cực/cảm xúc khó

Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn ngập niềm vui. Ai trong chúng ta cũng có những lúc gặp phải khó khăn hay thử thách. Chấp nhận cảm xúc của mình giúp chúng ta học cách đối mặt với những tình huống này. Sự chấp nhận ấy có thể mang lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống và giúp chúng ta kiên cường hơn về mặt cảm xúc về lâu dài.

Hãy dựa vào thực tế và tránh “tô hồng” sự việc

Khi đối mặt với một tình huống bất lợi, việc phớt lờ vấn đề cốt lõi hoặc “tô hồng” thực tế sẽ không giải quyết được vấn đề. Nó thậm chí có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn vì chúng ta đã né tránh nguyên nhân của vấn đề.

Ví dụ, nói với một người vừa mất việc rằng “mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” hoặc “dù sao thì công việc đó cũng chẳng có gì thú vị” không giải quyết được vấn đề trước mắt của họ, đó là kiếm tiền để trang trải cuộc sống, hoặc nhu cầu về cảm xúc của họ, đó là nhận được sự ủng hộ. Lạc quan thiếu thực tế cũng chẳng giúp người đang bị mất việc hiểu vì sao họ bị như vậy, mà việc xác định nguyên nhân mới có thể giúp họ tìm được một công việc mới hoặc ít nhất là hiểu được tại sao họ gặp khó khăn trong việc tìm việc.

Đừng phán xét cảm xúc của người khác

Trừ khi chúng ta sống tách biệt với mọi người, còn không thì chúng ta không thể tránh khỏi việc nhìn thấy người khác đau khổ hay khi họ muốn trút bầu tâm sự với chúng ta. Nếu ai đó đang kể với bạn về một chuyện buồn phiền, hãy cố gắng đồng cảm với họ. Ngay cả khi bạn sẽ phản ứng khác trong cùng một tình huống đó, thì việc phán xét hay gạt bỏ cảm xúc tiêu cực của họ cũng chẳng giúp ích gì. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người chia sẻ với bạn vì họ tin tưởng bạn, và họ cần một người lắng nghe và thấu hiểu để giúp họ vượt qua khó khăn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp

Nếu bạn đang gặp khó khăn về mặt cảm xúc, việc chia sẻ với người khác về cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn người để chia sẻ.

Đôi khi những người thân thiết nhất với chúng ta lại không có đủ sự trưởng thành về mặt cảm xúc hoặc sự đồng cảm để hiểu được những gì ta đang trải qua. Trong trường hợp đó, bạn có thể cân nhắc việc trò chuyện với một nhà trị liệu hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ để chia sẻ trải nghiệm của mình với những người cùng hoàn cảnh.

Hãy thực sự hỗ trợ

Khi một người bạn hoặc một người thân kể với chúng ta về vấn đề của họ, hầu hết ta đều buột miệng nói ra những lời an ủi mà không nghĩ xem chúng có thực sự hữu ích hay không. Đó là lý do tại sao nhiều người trong chúng ta tin rằng, mình đang giúp đỡ người khác khi nói những câu như “mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi” hoặc “cậu còn may mắn hơn khối người, có người còn khổ hơn”.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể an ủi, động viên người khác mà không phủ nhận cảm xúc và trải nghiệm của họ? Dưới đây là một số cách bạn có thể thử:

Tóm lại

Đôi khi, sự lạc quan độc hại rất khó nhận ra vì nó thường ẩn trong những lời an ủi và động viên có ý tốt. Chúng ta có thể tránh sự lạc quan độc hại bằng việc nhận biết những dấu hiệu của nó và học cách đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn một cách chân thật hơn.

Tác giả: Eser Yilmaz, M.S., Ph.D. and Tchiki Davis, M.A., Ph.D.
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Psychology Today

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm mình chăm sóc bản thân

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *