05/04/2023

Làm thế nào để giúp con học cách bày tỏ cảm xúc của chúng?

Cảm xúc vốn là thứ khó nắm bắt, đặc biệt những cảm xúc ở con trẻ. Làm thế nào để giúp con gọi đúng tên và bày tỏ đúng cách những cảm xúc mà con đang trải qua? Tất cả đều bắt đầu từ chính cách nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.

Rate this post

Viết bởi Elizabeth Westrupp & Christiane Kehoe.

Ý chính trong bài:

  • Cảm xúc (kể cả những cảm xúc thường được xem là “tiêu cực”) là những tín hiệu quan trọng giúp trẻ hiểu bản thân và thế giới.
  • Trẻ học về cảm xúc thông qua bốn cách chính: cách ba mẹ nuôi dạy con, sự rõ ràng trong cách ba mẹ dạy con, hành vi của cha mẹ và môi trường gia đình.
  • Kỹ năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc của chính cha mẹ rất quan trọng trong quá trình giáo dục cảm xúc cho con.

Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm cuộc sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên khi ta nhận thấy những cảm xúc, tạm gọi là “tiêu cực” ở con cái – như sự giận dữ, sợ hãi, ghen tị, đố kỵ, buồn bã, phẫn nộ – chúng ta thường có xu hướng cảm thấy khó chấp nhận.

Những cảm xúc mạnh mẽ ở trẻ có thể kích hoạt những phản ứng cảm xúc ở chính chúng ta và dễ khiến chúng ta mất phương hướng dẫn tới việc phản ứng có phần thiếu chừng mực.

Nguồn: pexels

Nhiều người trong quá trình lớn lên không thường nói về những cảm xúc của chính họ. Nhưng với cương vị là những bậc cha mẹ hiện đại, chúng ta cần dạy con về cảm xúc của chúng để các con có thể hình thành sức bật về tâm lý (resilience). Vậy làm sao để  khuyến khích các con chia sẻ về cảm xúc của chúng?

Nghiên cứu cho thấy, con trẻ học về cảm xúc thông qua bốn cách chính: cách chúng ta nuôi dạy con, sự rõ ràng trong cách chúng ta dạy con, hành vi của chúng ta và môi trường gia đình.

1) Cách chúng ta nuôi dạy con cái sẽ giúp trẻ biết cách nhận biết, bộc lộ và quản lý cảm xúc.

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con nhận biết, bộc lộ và quản lý cảm xúc của chúng.

Tuy nhiên, việc này thường không dễ dàng. Chúng ta cảm thấy việc dạy trẻ nhận biết khi nào thì đói, mệt và khi nào khát đơn giản hơn nhiều so với việc dạy chúng về cảm xúc. Chúng ta thường có xu hướng tập trung giữ cho trẻ tránh xa khỏi nỗi buồn, nỗi sợ hãi hoặc tức giận.

Cảm xúc ở con người rất đa dạng và những cảm xúc tạm gọi là “tiêu cực” thường bị gắn nhãn không tốt. Cảm xúc là những tín hiệu quan trọng giúp ích cho sự sống còn của chúng ta, giúp ta hiểu bản thân và thế giới của mình rõ hơn. Với trẻ em, chúng thường “hành động” theo cảm xúc hơn là nói về cảm xúc.

Khi chúng ta dạy trẻ nhận ra rằng mọi xúc cảm đều lành mạnh, chúng sẽ học được cách tin tưởng chính mình, thoải mái để chia sẻ cảm xúc của bản thân và nhìn nhận các xúc cảm đó như những trải nghiệm ngắn đã qua đi.

Vậy, chúng ta nên nói gì trong khoảnh khắc cảm xúc ấy?

Dịch và thiết kế lại từ theconversation.com

2) Cha mẹ có thể dạy trẻ về cảm xúc một cách rõ ràng

Nguồn: pexels

Khi tất cả đều bình tĩnh (ở cả phía cha mẹ và con cái), lúc đó chúng ta mới có thể dạy trẻ về cảm xúc.

Bạn có thể thử bắt đầu cuộc trò chuyện về cảm xúc dựa trên chủ đề mà con quan tâm như một chương trình truyền hình, một trò chơi điện tử, một bộ phim hoặc một cuốn sách mà con đang đọc. Inside Out là một bộ phim hoạt hình tuyệt vời để bắt đầu cuộc trò chuyện về cảm xúc.

Quan sát cảm xúc trong vai các nhân vật hư cấu sẽ giúp trẻ bình thường hóa các trải nghiệm với cảm xúc như những trải nghiệm khác, từ đó giúp trẻ dễ dàng nhận biết nhiều mức độ khác nhau của cảm xúc cũng như biết cách thể hiện và quản lý cảm xúc theo nhiều cách khác nhau.

Đối với những trẻ lớn đã tự ý thức được vấn đề, hãy thử thảo luận những điều này mà không nhìn trực tiếp vào con, có thể là khi đi xe hoặc khi đi bộ, đá bóng, xem phim cùng nhau. Một số trẻ sẽ có xu hướng cởi mở hơn vào khung giờ trước khi đi ngủ. Điều quan trọng là cố gắng lắng nghe nhiều nhất và nói ít nhất có thể.

3) Trẻ em quan sát và học hỏi từ chúng ta

Rất nhiều người trong chúng ta lớn lên từ những gia đình mà cha mẹ chúng ta điều gì về cảm xúc, hoặc chính họ là những tấm gương chưa tốt trong việc thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh.

Trường hợp phổ biến nhất là cảm xúc thường được cho là không tốt, không cần thiết và việc cứ đặt nặng cảm xúc là điều không hay.

Kết quả là thật khó để chính chúng ta có thể chứng kiến ​​con cái trải qua những cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn đang cảm thấy bị kích động bởi cảm xúc của con, hãy tạm dừng lại. Rời khỏi phòng nếu bạn thấy cần thiết. Cho phép bản thân nghỉ ngơi khi thấy quá tải là điều hoàn toàn chính đáng – đây cũng là một cách để làm gương cho con của bạn.

Nguồn: pexels

Nếu bạn đã từng mắc sai lầm và hành động theo cách mà bản thân không mấy tự hào, hãy xem đây là cơ hội tuyệt vời để hướng dẫn cho con cách sửa đổi đúng đắn.

Hãy giải thích về những gì bạn cảm thấy, rằng bạn thấy mình hành động như vậy không ổn và hãy chịu nói lời xin lỗi. Điều này chính là hình mẫu cho trẻ học theo và nó đóng vai trò quan trọng cho các mối quan hệ của con sau này.

Nếu bạn thường gặp khó khăn trong việc quản lí cảm xúc của chính mình, thì việc tìm học về cảm xúc là một khởi đầu tốt. Với sách viết bằng tiếng Anh, bạn có thể tham khảo một số quyển như: Permission to Feel (Quyền cảm nhận) – tác giả Marc Brackett, hoặc The A to Z of Feelings (Cung bậc cảm xúc từ A đến Z) – tác giả Andrew Fuller và Sam Fuller. Với sách viết bằng tiếng Việt, bạn có thể tìm đọc: Cảm xúc của con màu gì? – tác giả Jayneen Sanders; Cái bẫy của cơn giận – tác giả Les Carter.

4) Trẻ em chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ trong gia đình

Cảm xúc thường lây lan. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ khác trong gia đình, bao gồm cả những xung đột giữa bố và mẹ.

Hãy nhớ rằng, xung đột cũng là một trải nghiệm lành mạnh của con người mà chúng ta không thể loại bỏ. Nên thay vì né tránh, điều quan trọng là cho trẻ thấy cách bạn đã bộc lộ cảm xúc một cách tôn trọng trong những xung đột như thế nào.

Cho con thấy cách bạn giải quyết những xung đột cũng quan trọng không kém.

Khi bạn cần thêm sự hỗ trợ?

Dưới đây là ba chương trình dạy con về cảm xúc, dựa trên cơ sở khoa học mà bố mẹ có thể tham khảo:

Tuning in to Kids/Teens: chương trình tập trung vào mối liên hệ tình cảm giữa cha mẹ/ người chăm sóc với con cái, từ tuổi ấu nhi (1-3 tuổi) đến tuổi vị thành niên (Từ 10 tuổi).

Partners in Parenting: được thiết kế để giúp bạn hỗ trợ con phòng ngừa chứng trầm cảm và lo lắng cho con từ 12-17 tuổi.

Circle Of Security Parenting: chương trình cải thiện sự phát triển của trẻ bằng cách tăng cường sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi từ 0-12.

Nguồn tham khảo: Theconversation.com

Biên dịch: T.Trinh

Biên tập: Tâm

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *