18/03/2024

Làm thế nào để ngừng thiếu quyết đoán?

Khi bạn thiếu quyết đoán, bạn phát hiện bản thân bị mắc kẹt trong cảm xúc nghi ngờ – bất cứ khi nào bạn có một hoặc nhiều hơn một lựa chọn.

Rate this post

Khi bạn thiếu quyết đoán, bạn phát hiện bản thân bị mắc kẹt trong cảm xúc nghi ngờ – bất cứ khi nào bạn có một hoặc nhiều hơn một lựa chọn. Thực tế, bị mắc kẹt bởi sự tác động của việc thiếu quyết đoán có nghĩa là quyết định của bạn đưa ra không phù hợp với các giá trị mà bản thân theo đuổi, và những điều bạn muốn cũng như khao khát tại thời điểm đó.

Sự thiếu quyết đoán sẽ cản trở cuộc sống của bạn. Bởi vì cuộc sống có rất nhiều quyết định. Mỗi bước bạn đi, mỗi lựa chọn bạn đưa ra và mỗi kế hoạch bạn triển khai đều liên quan đến việc đưa ra quyết định.

Vốn ra quyết định là chuyện xảy ra hằng ngày nhưng vì sao thỉnh thoảng nó lại khó khăn đến vậy? Bạn có thể làm gì để ngừng thiếu quyết đoán?

Vì sao việc đưa ra quyết định lại khó khăn?

Đưa ra những quyết định quan trọng thường khó khăn và phức tạp. Đó thường là vì bạn không có tất cả thông tin bạn muốn hoặc số lượng thông tin quá lớn dẫn đến tình trạng thật sự rất khó để xử lý nó hiệu quả. Khi bạn nhận thấy có quá nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến quyết định của mình, bạn sẽ rất khó đưa ra quyết định cuối cùng.

Ở một mức độ nào đó, quyết định cũng có nghĩa là từ bỏ. Suy cho cùng, khi bạn chọn một giải pháp, bạn sẽ từ bỏ các lựa chọn khác. Tuy nhiên, có thể bạn phát hiện ra rằng thật khó để từ bỏ và để mọi chuyện qua đi, vì thế bạn ở trong tình trạng tê liệt bởi việc không quyết đoán. Lắm khi, bạn lo lắng mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó khi quyết định. Lúc này việc đưa ra quyết định thực sự khó khăn và bạn cần có thêm thời gian để suy nghĩ.

Nguồn: Freepik

Ngoài ra còn có những lý do quan trọng khác có thể khiến bạn thiếu quyết đoán. Ví dụ:

Quá trình đưa ra quyết định diễn ra như thế nào?

Bạn không thể đưa ra quyết định là khi quá trình đi đến quyết định rơi vào bế tắc, và bạn phát hiện bản thân đang mắc kẹt ở một trong số các giai đoạn sau đây:

Quá trình này có thể trở nên cực kỳ khắt khe và mệt mỏi, khiến bạn ngày càng khó đưa ra quyết định. Vì vậy, bạn có thể cố gắng và trì hoãn nó hoặc né tránh nó càng nhiều càng tốt.

Nguồn: Freepik

Làm thế nào để ngừng thiếu quyết đoán?

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn ngừng thiếu quyết đoán.

1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Bạn thiếu quyết đoán có thể là do bạn không biết mình muốn đi đâu và chưa xác định rõ mục tiêu của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không biết mình thật sự muốn gì, bạn sẽ không biết điều gì sẽ phù hợp với mình và điều gì không, cũng như quyết định nào là phù hợp nhất và quyết định nào không. Vì vậy, bạn phải làm rõ mục tiêu của mình trước khi đưa ra quyết định.

2. Buông bỏ cảm giác tội lỗi

Nếu muốn quyết đoán hơn, bạn nên ngừng cảm thấy tội lỗi về những quyết định sai lầm trong quá khứ. Khi bạn sợ thất bại và không muốn gặp lại cảm giác tội lỗi một lần nữa, bạn có thể sẽ tránh đưa ra quyết định.

Hãy nhớ rằng bạn không thể thay đổi quá khứ. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát và thay đổi quyết định tại thời điểm này.

3. Ngừng cảm thấy thiếu an toàn

Bạn thiếu quyết đoán có thể là do bạn thiếu cảm giác an toàn. Bạn cần giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tự tin và lòng tự tôn ở bản thân.

Bạn hãy cố gắng quan sát những khuyết điểm và điểm yếu của bản thân để nhận ra điều nào khiến bạn cảm thấy bất an khi đưa ra quyết định.

4. Điều chỉnh tính cầu toàn của bạn

Nếu bạn quá cầu toàn, bạn thường khó đưa ra quyết định. Thật vậy, chủ nghĩa hoàn hảo quá mức có thể khiến bạn nghi ngờ hoặc không tin tưởng vào quyết định của mình.

Để khắc phục thái độ này, hãy cố gắng nhìn nhận tình huống ở một góc nhìn khác và lùi lại một bước để nhìn rõ những điều bạn đang làm.

5. Hãy tin vào chính mình

Bạn cần nuôi dưỡng sự tự tin, học cách chấp nhận và tin vào khả năng của chính mình. Bởi lẽ khi bạn để niềm tin phi lý của chính mình nói rằng bạn không có đủ những yếu tố cần thiết để thành công, bạn sẽ khó đưa ra được quyết định.

Nguồn: Freepik

6. Tránh xa những người độc hại

Bạn có thể trở nên thiếu quyết đoán khi những người xung quanh hạ thấp quyết định của bạn, đặc biệt khi bạn rất quan tâm đến ý kiến của người khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng có thể xung quanh bạn có nhiều người độc hại, bạn hãy từng bước đưa ra quyết định để hạn chế ảnh hưởng của họ đến bạn.

7. Chịu trách nhiệm

Để ngừng thiếu quyết đoán, bạn phải cho mình cơ hội phạm sai lầm. Không phải lúc nào ta cũng chọn được phương án tốt nhất. Theo thời gian, đôi khi bạn lại nhận ra mình đã đưa ra quyết định tồi tệ nhất. Vậy thì đã sao? Trên thực tế, sẽ luôn có những chuyện mà ta cần phải chấp nhận và chịu trách nhiệm trước khi có thể giải quyết chúng.

Ngừng thiếu quyết đoán là chuyện không dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi được. Bạn có thể tìm đến những chuyên viên tâm lý đáng tin cậy, họ sẽ giúp bạn xác định nguồn gốc của sự thiếu quyết đoán. Đây là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên mọi quá trình chuyển hoá đều cần có thời gian và sự kiên trì, vì vậy đừng mất kiên nhẫn nếu quá trình thay đổi bản thân cần nhiều thời gian.

Theo Exploring Your Mind
Biên dịch: Trần Lâm Thuý Vy – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *