11/07/2024

Lời tiên tri tự ứng nghiệm là gì?

Khi niềm tin có thể biến thành sự thật và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và thành công của bạn.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Nguồn: unsplash

Bạn có bao giờ thức dậy và thấy mọi thứ diễn ra không đúng lắm? Bạn làm rơi chiếc bàn chải đã thoa kem đánh răng, dầu gội đầu thì bị dây vào mắt, rồi lại làm đổ cả cốc cà phê. Bạn đoan chắc rằng cả ngày hôm đó sẽ vô cùng tệ hại. Và thật vậy, sau đó là hàng loạt những sự cố do sự lơ đãng và vụng về gây ra.

Khi niềm tin và kỳ vọng ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta ở mức độ tiềm thức (subconscious), đó là lúc chúng ta đang thực hiện “lời tiên tri tự ứng nghiệm.” Lời tiên tri xảy ra là khi một người vô tình khiến một dự đoán trở thành hiện thực chỉ vì họ nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra.

Bạn có thể vô thức củng cố niềm tin của mình bằng cách bỏ qua những điều tích cực, phóng đại những điều tiêu cực và hành động theo cách khiến cho những dự đoán trở thành sự thật.

Năm 1948, Robert K. Merton đã đặt ra thuật ngữ “lời tiên tri tự ứng nghiệm” dùng để mô tả “một nhận định sai về tình huống gây ra hành vi, làm cho nhận định sai ban đầu trở thành sự thật.”

hai loại lời tiên tri tự ứng nghiệm: Lời tiên tri do chính mình áp đặt, xảy ra khi kỳ vọng của bạn ảnh hưởng đến hành động của bạn; Lời tiên tri do người khác áp đặt, xảy ra khi kỳ vọng của người khác ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Tất cả những ý kiến mà bạn xem trọng đều có thể tạo ra lời tiên tri này. Nó có thể diễn ra theo một vòng lặp, có thể tích cực hoặc tiêu cực.

Khi lời tiên tri tự ứng nghiệm diễn ra trong mối quan hệ giữa các cá nhân, chúng ta thấy một vòng lặp như sau:

Vòng lặp này cứ tiếp diễn và nó có thể dẫn đến những hành vi bị chi phối bởi các động lực vô thức, cuối cùng dẫn đến những mối quan hệ đổ vỡ, không hài lòng lẫn nhau.

Hiệu ứng Pygmalion

Hiệu ứng Pygmalion là một dạng lời tiên tri tự ứng nghiệm do người khác tạo ra, theo đó cách bạn đối xử với ai đó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ. Nếu ai đó tin rằng điều gì đó sẽ xảy ra, họ có thể vô tình hoặc cố ý làm cho điều ấy trở thành hiện thực thông qua việc hành động hoặc không hành động của mình.

Năm 1968, Rosenthal và Jacobsen đã tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra liệu thành tích của học sinh có thể tự ứng nghiệm dựa trên kỳ vọng của các thầy cô giáo hay không. Thí nghiệm phát hiện ra rằng những kỳ vọng của giáo viên có tác động lớn đến thành tích học tập của học sinh, hơn cả sự ảnh hưởng của tài năng hay trí thông minh. Những kỳ vọng khác mà thầy cô áp đặt lên học sinh được các học sinh tiếp nhận và những kỳ vọng đó trở thành một phần trong bản sắc (identity) và cách tự nhìn nhận về bản thân (self-concept) của các bạn, đồng thời các bạn học sinh cũng hành động dựa theo những niềm tin bên trong đó.

Những kết quả này cũng được lặp lại ở các sinh viên trong độ tuổi đại học. Các nghiên cứu được thực hiện trong các lớp đại số tại Học viện Không quân, sinh viên kỹ thuật và nhiều trường đại học khác đã lặp lại kết quả tương tự.

Hiệu ứng Giả dược (Placebo Effect)

Một ví dụ về lời tiên tri tự ứng nghiệm là hiệu ứng giả dược, khi một người thấy được kết quả tích cực vì họ tin rằng một chất hoặc một liệu pháp ‘giống hệt’ nhưng không có tác dụng (giả dược) sẽ có hiệu quả, dù sự thực là nó vốn không có tác dụng y tế nào đã biết. Điều này xảy ra ở các đối tượng của các nghiên cứu khoa học hoặc thử nghiệm lâm sàng. Trong các thử nghiệm này, ngay cả khi người tham gia không nhận được bất kỳ liệu pháp có ý nghĩa nào, niềm tin rằng họ đang được điều trị sẽ ảnh hưởng đến “liệu pháp” mà họ trải nghiệm. Nghiên cứu về hiệu ứng giả dược đã chứng minh rằng niềm tin có thể có tác động rất mạnh mẽ.

Lo âu và Trầm cảm

Bản chất chu kỳ của các lời tiên tri tự ứng nghiệm có thể góp phần phát triển và làm sâu sắc thêm lo âu và trầm cảm. Một người trải qua lo âu có thể đồng nhất mình với cảm giác lo âu và tin rằng họ không an toàn, họ là người lo âu, và/hoặc quá nhạy cảm về mặt cảm xúc. Trong khi đó, một cá nhân đang vật lộn với trầm cảm có thể tự xác định và giữ niềm tin rằng họ không có giá trị, họ không được yêu/thích, và/hoặc không có khả năng.

Cố chấp vào những niềm tin này có thể tác động trực tiếp đến hành vi và mối quan hệ với người khác. Một người nghĩ rằng mình quá đa cảm có thể kiềm chế việc bày tỏ những nhu cầu của mình, hạn chế thể hiện cảm xúc, và ngại đặt mình vào những tình huống dễ tổn thương về mặt cảm xúc. Khi kìm nén, họ có thể rơi vào những tình huống mà bản thân có những phản ứng cảm xúc mãnh liệt, bị người khác nói rằng bản thân “quá kích động” hoặc “nhiều cảm xúc”. Các mối quan hệ của họ với người khác không được thỏa mãn vì thiếu đi chiều sâu và sự gắn kết.

Làm thế nào để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lời tiên tri tự ứng nghiệm

Một số cách giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và phản ứng một cách có ý thức bao gồm:

Hãy ý thức về những niềm tin và giả định của bản thân vì chúng có thể ảnh hưởng đến hành vi của bạn và những người xung quanh. Lời tiên tri tự ứng nghiệm cũng có thể tích cực và đem lại lợi ích cho bạn. Hãy củng cố những thái độ và cách suy nghĩ giúp mang lại những kết quả và mối quan hệ tích cực, viên mãn. Từ bây giờ, hãy chủ động bắt đầu mỗi ngày với sự tự tin và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp cũng như thành công. Hãy thử xem điều gì sẽ đến!

Tác giả: Michelle P. Maidenberg, Ph.D., MPH, LCSW-R, CGP
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Exploring Your Mind

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *