22/10/2023
Lời xin lỗi không phải lúc nào cũng có thể khiến “gương vỡ lại lành”. Dù vậy, khi bạn xin lỗi một cách chân thành, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn vì đã nỗ lực hàn gắn và sửa chữa.
Ý chính trong bài:
Hầu hết mọi người đều đôi lần nói hoặc làm điều gì đó tổn thương người khác. Dù rằng bạn không hề có chủ đích như vậy. Hoặc có đôi khi bạn hối hận về những điều chưa đúng đắn bản thân đã nói hoặc làm với người khác.
Khi bạn nhận ra rằng bạn đã làm mất niềm tin của người khác hoặc làm tổn thương họ, một lời xin lỗi chân thành là điều cần thiết.
Khi nào cần xin lỗi
Dưới đây là những ví dụ về thời điểm nên nói lời xin lỗi:
Lời xin lỗi có là điều bắt buộc?
Thật khó để thừa nhận những điều bạn đã làm mà bản thân không mấy tự hào — ngay cả khi bạn không có chủ đích như thế. Việc vờ như không có gì xảy ra, chối lỗi, hoặc hy vọng người khác không để ý hoặc quên điều đó có vẻ như dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng tốt hơn hết vẫn là một lời xin lỗi chân thành.
Lợi ích của việc xin lỗi
Những lời xin lỗi có thể giúp bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Khi bạn nói, “Tôi xin lỗi” (và thực sự nghĩ vậy), bạn có thể khôi phục lại niềm tin người khác dành cho bạn. “Xin lỗi” không chỉ đơn thuần là những lời nói. Bạn đang thể hiện sự tôn trọng đối với cảm xúc của người khác, thể hiện sự trân trọng dành cho mối quan hệ này.
Việc xin lỗi là cơ hội để bạn trở nên trung thực, khiêm tốn và hành động chính trực. Nó giúp bạn nhận ra rằng lời nói và hành động của bạn cũng có thể tạo ra tác động tích cực đối với người khác — và cả với chính bạn.
Một lời xin lỗi hiệu quả tập trung vào điều bạn đã làm, chứ không phải là phản ứng của người khác. Xin lỗi không phải là việc tường thuật lại những gì đã xảy ra. Hãy thể hiện một cách đơn giản, chẳng hạn:
Liệu xin lỗi có khiến “gương vỡ” lành lại?
Điều này phụ thuộc vào điều gì đã xảy ra và mối quan hệ của bạn với đối phương. Đôi khi, việc nói “Tôi xin lỗi” có thể hóa giải được mọi khúc mắc ngay lập tức. Đôi khi, cần thời gian để người khác vượt qua cảm giác tổn thương. Bạn có thể cần kiên nhẫn cho họ thời gian. Dù sao đi nữa, khi bạn xin lỗi một cách chân thành, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn vì đã nỗ lực hàn gắn và sửa chữa.
Khi bạn là người được nhận lời xin lỗi
Khi ai đó xin lỗi, bạn có thể sẵn sàng tha thứ cho điều đã xảy ra và bước qua nó. Hoặc bạn sẽ cảm thấy chưa sẵn sàng trở lại tình trạng như “chưa có chuyện gì xảy ra” ngay lập tức. Nếu ai đó liên tục làm tổn thương bạn và xin lỗi nhưng lại không cố gắng thay đổi, bạn có thể không muốn dành thời gian với họ nữa. Điều này hoàn toàn bình thường.
Khi bạn tha thứ cho một người hoặc chấp nhận lời xin lỗi của họ, không có nghĩa bạn đồng ý với điều họ đã làm. Và bạn không nhất thiết phải tiếp tục mối giữ mối quan hệ với ai đó chỉ vì họ đã nói lời xin lỗi. Bạn vẫn có thể chấp nhận lời xin lỗi đó. Nhưng mối quan hệ giữa hai bạn sẽ tiếp diễn thế nào – quyết định hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.
Đôi lời từ người dịch: Phạm lỗi và sửa sai là những phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Nhưng sai lầm chỉ thành bài học khi chúng ta thành thật và dũng cảm đối diện với những điều “chưa tròn trịa” của bản thân, tôn trọng cảm xúc của người khác và không ngừng tự hoàn thiện.
Theo TeensHealth
Biên dịch: Kim Ngân
Biên tập: Thạc sĩ Tâm lý học Đào Thị Nguyên Hoàng
Bình luận (0)