28/05/2024

Phức cảm tội lỗi là gì?

Khám phá phức cảm tội lỗi: nguồn gốc tâm lý, ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần và thể chất, và các phương pháp hiệu quả để quản lý cảm giác tội lỗi.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Nguồn: unsplash

Phức cảm tội lỗi (Guilt complex) là cảm giác dai dẳng rằng bạn đã làm điều gì sai hoặc sẽ làm điều gì sai. Ngoài cảm giác tội lỗi và lo lắng liên tục, phức cảm tội lỗi còn có thể dẫn đến cảm giác hổ thẹn và lo âu.

Phức cảm tội lỗi có thể do một người, một sự việc có thật gây ra, nhưng nó cũng có thể do tưởng tượng hoặc một sự cảm nhận chủ quan. Người ta có thể nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai, dù thực tế không phải vậy. Trong những trường hợp khác, họ có thể đánh giá quá cao vai trò của mình trong một tình huống, tin rằng những sai lầm nhỏ của mình đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với thực tế.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù phức cảm tội lỗi có thể gây nên những cảm xúc căng thẳng, nhưng nó không được công nhận là một bệnh lý riêng biệt trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần, Ấn bản thứ năm (DSM-5).

Cảm giác tội lỗi quá mức và thiếu hợp lý có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm (depression), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và rối loạn stress hậu sang chấn (PTSD).

Đặc điểm

Cảm giác tội lỗi được mô tả là một cảm xúc mang xu hướng tự nhận thức (self-conscious emotion), bao gồm những đánh giá tiêu cực về bản thân, những cảm xúc căng thẳng và cảm giác thất bại. Một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang đối mặt với phức cảm tội lỗi gồm:

Phức cảm tội lỗi cũng có thể dẫn đến cảm giác lo âu, trầm cảm và stress, bao gồm khó ngủ, mất hứng thú, mệt mỏi, khó tập trung và khuynh hướng tách mình khỏi xã hội.

Phức cảm tội lỗi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm nhận hạnh phúc tổng thể (well-being) của một người. Theo thời gian, họ có thể phát triển cảm giác kém cỏi so với người khác, khiến việc theo đuổi mục tiêu trở nên khó khăn. Họ có thể cảm thấy mình không xứng đáng được tha thứ và có thể tự trừng phạt bản thân vì những sai lầm của mình.

Cảm giác hổ thẹn cũng là một hậu quả thường gặp của phức cảm tội lỗi. Do xấu hổ, người ta có thể tự cô lập bản thân khỏi những người khác. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến các mối quan hệ và khiến việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân 

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần tạo nên phức cảm tội lỗi. Một số yếu tố bao gồm:

Nguồn: unsplash

Phân loại

Có nhiều dạng tội lỗi khác nhau có thể góp phần vào phức cảm tội lỗi. Một số loại bao gồm:

Đối phó với cảm giác tội lỗi quá mức

Việc tìm kiếm sự trợ giúp là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang trải qua những triệu chứng của cảm giác tội lỗi được nêu ở trên và điều đó cản trở cuộc sống hàng ngày cũng như gây nên những cảm xúc căng thẳng cho bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp bạn đối phó với phức cảm tội lỗi.

Sử dụng thuốc

Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu để giúp bạn đối phó với các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu. Tuy nhiên, họ cũng có thể đề xuất trị liệu tâm lý.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu nhận thức hành vi (CBT) là một phương pháp giúp bạn học cách nhận diện những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến cảm giác tội lỗi. Thông qua việc học cách thay thế những suy nghĩ này bằng những suy nghĩ tích cực hơn, người ta có thể giải tỏa được những gánh nặng góp phần tạo nên phức cảm tội lỗi.

CBT cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, bao gồm cả cảm xúc và thái độ của bạn. Khi xảy ra điều gì đó có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi, bạn sẽ có khả năng đối phó tốt hơn và tránh được một số sai lệch trong nhận thức góp phần vào sự phát triển của cảm giác tội lỗi.

Nghiên cứu cho thấy cảm giác tội lỗi liên quan đến sang chấn có thể làm gia tăng nguy cơ có những ý nghĩ tự sát, vì vậy việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho những cảm giác tội lỗi này là vô cùng cần thiết.

Các chiến lược tự chăm sóc 

Nếu bạn đang cố gắng đối phó với cảm giác tội lỗi dai dẳng, có một số việc bạn có thể làm để giúp điều tiết những cảm xúc khó này dễ dàng hơn. Một số chiến lược đó bao gồm:

Đánh giá lại tình huống

Nếu bạn thấy mình chỉ tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực, hãy xem xét các cách để nghĩ khác về tình huống. Có những yếu tố nào khác đã góp phần vào không? Bạn có thể làm gì khác đi trong tương lai? Chuyển sự tập trung từ những suy nghĩ tiêu cực sang những suy nghĩ thực tế và tích cực hơn có thể giúp bạn vượt qua cảm giác tự trách mình.

Tha thứ cho bản thân

Học cách tự tha thứ có thể là một công cụ quan trọng để buông bỏ cảm giác tội lỗi. Tha thứ cho bản thân không có nghĩa là tự bào chữa cho lỗi lầm hay những tổn thương đã gây ra cho người khác. Thay vào đó, ta có thể tha thứ cho chính mình bằng cách nhận trách nhiệm, cho phép bản thân thời gian để bày tỏ sự hối hận, sửa chữa sai lầm và sau đó tìm cách vượt qua và sống tiếp.

Nói chuyện với ai đó tin cậy

Chia sẻ cảm xúc với một người bạn thân có thể rất hữu ích. Sự hỗ trợ từ cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với các cảm xúc khó, vì vậy việc duy trì mối quan hệ với bạn bè và người thân là điều rất cần thiết.

Nếu bạn gặp khó khăn khi nói chuyện với người thân về những cảm giác tội lỗi của mình hoặc nếu họ không thể cung cấp sự hỗ trợ mà bạn cần, tìm đến một chuyên gia tâm lý có thể giúp ích. Kiểu trị liệu trực tiếp truyền thống là một lựa chọn, nhưng trị liệu trực tuyến (online) cũng có thể là một phương án thuận tiện mà bạn có thể cân nhắc.

Cảm giác tội lỗi không nhất thiết là một cảm xúc không lành mạnh. Nó có thể giúp bạn học cách nhận diện những điều bạn muốn thay đổi và tìm cách hàn gắn những mối quan hệ bị tổn thương. Cảm giác tội lỗi có thể là cách để một người nhận ra và sửa chữa những hành vi xã hội sai trái đe dọa đến những mối quan hệ với người khác.

Khi những cảm giác này trở nên dai dẳng và quá sức chịu đựng, việc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp là rất quan trọng. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn đang trải qua cảm giác tội lỗi quá mức hoặc các triệu chứng khác của trầm cảm.

Tác giả: Kendra Cherry, MSEd
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Verywell Mind

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *