13/12/2022
Chúng ta thường hay nghe mọi người truyền miệng rằng: “Phải mất 10,000 giờ để có thể thông thạo trong một lĩnh vực nào đó”. Câu nói này xuất phát từ cuốn sách “Những kẻ xuất chúng: Câu chuyện thành công” xuất bản năm 2008 của Malcolm Gladwell và tồn tại đến ngày nay. Nhưng […]
Chúng ta thường hay nghe mọi người truyền miệng rằng: “Phải mất 10,000 giờ để có thể thông thạo trong một lĩnh vực nào đó”. Câu nói này xuất phát từ cuốn sách “Những kẻ xuất chúng: Câu chuyện thành công” xuất bản năm 2008 của Malcolm Gladwell và tồn tại đến ngày nay. Nhưng thực tế, tốn 10,000 giờ này là để làm gì? Đó chính là việc bạn phải rèn luyện có chủ đích đủ lâu để có thể thúc đẩy quá trình học tập của bạn ngày càng tiến bộ hơn.
Để các bạn trở thành phiên bản tốt nhất của mình, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu phương pháp rèn luyện này từ hôm nay.
Khái niệm rèn luyện có chủ đích xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970. Anders Ericsson – giáo sư tâm lý học tại Đại học Florida thực hiện một số thí nghiệm về việc nhớ số ngẫu nhiên, thông qua quá trình thử nghiệm, ông đã đúc kết ra nhiều thành quả thú vị và đó cũng là lúc mọi người xác nhận sự tồn tại của rèn luyện có chủ đích.
Rèn luyện có chủ đích hiểu đơn giản là việc bạn phải thực hành, luyện tập với mục tiêu cụ thể trong đầu. Rèn luyện có chủ đích bao gồm đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn và làm những hành động ngoài khả năng của bản thân.
Ví dụ, bạn có thói quen chạy bộ quanh công viên gần nhà vào mỗi buổi sáng khoảng 20 phút. Tuy nhiên, sau 20 phút chạy bộ thì bạn lại thấm mệt và hết thể lực. Để có thể nâng cao thể lực hơn 10% so với lúc trước, bạn quyết định cố chạy thêm 2 phút mỗi ngày, Sau khoảng thời gian tập luyện, thể lực của bạn sẽ dần tăng lên.
Để có thể rèn luyện có chủ đích một cách đúng đắn, bạn không chỉ đặt ra các mục tiêu cụ thể mà còn phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
Thông qua các yếu tố trên, bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn của rèn luyện có chủ đích và rèn luyện thông thường:
Rèn luyện thông thường | Rèn luyện có chủ đích |
Tự nhiên, không áp đặt mục tiêu | Áp đặt mục tiêu rõ ràng, chi tiết |
Ưu tiên cảm xúc thoải mái | Cảm xúc thoải mái là yếu tố thứ yếu |
Quan tâm đến quá trình luyện tập | Quan tâm kết quả của quá trình luyện tập |
Không đặt nặng kết quả luyện tập | Kết quả luyện tập được ưu tiên hàng đầu |
Chế độ linh hoạt, tự do, không phép tắc | Xây dựng chế độ kỷ cương, phép tắc |
Lĩnh vực tự do | Lĩnh vực chuyên biệt |
Không nhất thiết phải có người hỗ trợ | Bắt buộc phải có người hỗ trợ |
Vẫn có những chuyên gia trong lĩnh vực của họ mà không cần bất kỳ ai dẫn dắt, họ là ai?
Huyền thoại bóng rổ Kobe Bryant, người từng đạt 5 chức vô địch NBA và 2 huy chương vàng Olympic mà không cần một người hướng dẫn nào. Thay vào đó, anh ấy đã xây dựng cho mình một giáo trình rèn luyện chỉn chu, khoa học. Đồng thời, quá trình rèn luyện của anh ấy luôn đặt ở mức độ kỷ luật thép.
Không phải lúc nào bạn cũng thật sự cần một người thầy kề cận. Điều quan trọng là mức độ kỷ luật mà bạn phải tuân theo kể cả khi bạn không có một người hướng dẫn. Đồng thời, bạn cần phải có khả năng tự đánh giá bản thân có phù hợp với giáo trình luyện tập hay không.
Để làm được điều đó, bạn có thể ứng dụng phương pháp sau đây:
Đây có thể là điều không dễ dàng trong những bước đầu chập chững tiến đến rèn luyện có chủ đích. Nếu bạn có cơ hội thì hãy tìm một người hướng dẫn tận tâm, người sẽ giúp bạn đỡ phần nào hoang mang trong việc tìm hiểu bản thân, xây dựng giáo trình luyện tập sao cho phù hợp. Hiện nay, việc tìm kiếm một người hướng dẫn trong những lĩnh vực chuyên biệt đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể tham gia vào các sự kiện tuyển chọn mentee trong các câu lạc bộ, những chuỗi sự kiện chuyên môn. Hay thậm chí là các trợ lý ảo được xây dựng bởi công nghệ AI như Elsa Speaking trong lĩnh vực tiếng Anh, Monkey Game trong lập trình,… Có thể phương pháp luyện tập của những người hướng dẫn này không tối ưu hết khả năng của bạn, nhưng ít nhất nó sẽ đỡ phần nào khiến bạn lạc lối trong hành trình chứa nhiều cơ hội và thử thách này.
Reference
Bình luận (0)