03/05/2024
Làm thế nào để có được lối suy nghĩ “stress có lợi”?
Ý chính trong bài:
Nhắc đến stress, bạn nghĩ ngay đến điều gì?
Bạn đồng ý với ý kiến nào sau đây: stress là “có hại và cần tránh” hay “có lợi và nên đón nhận”?
Khi tôi đặt câu hỏi này trong các buổi workshop của mình, đa số mọi người lựa chọn phát biểu đầu tiên. Mặc dù stress kéo dài không tốt cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta, nhưng câu chuyện về stress phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta thường được biết trên tin tức.
Thật ra cách chúng ta nghĩ về stress rất quan trọng. Một loạt các nghiên cứu đã giúp tôi xem xét lại quan điểm của mình về stress vì những kết quả thu được vô cùng bất ngờ. Trong một nghiên cứu khảo sát gần 29.000 người trưởng thành với hai câu hỏi:
Tám năm sau, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra liệu stress có ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong của những người tham gia này không. Họ phát hiện những người có mức độ stress cao có khả năng tử vong cao hơn, nhưng chỉ khi họ cũng tin rằng stress có hại cho sức khỏe. Những người có mức độ stress cao nhưng không xem stress là có hại lại có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong tất cả các nhóm được nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, vấn đề không phải chỉ là stress, mà là sự kết hợp giữa stress và niềm tin rằng “stress có hại” mới thực sự tác động đến tỷ lệ tử vong của một người.
Những lợi ích của lối suy nghĩ “stress có lợi”
Nhóm nghiên cứu của nhà tâm lý học Alia Crum và cộng sự cũng có những phát hiện quan trọng về những kiểu suy nghĩ xoay quanh stress. Họ phát hiện ra rằng một người sẽ có phản ứng sinh lý khác biệt khi xem stress là có ích thay vì xem stress là một mối đe dọa.
Khi bạn nhìn nhận stress với suy nghĩ “stress có lợi”, bạn thấy mình được tiếp thêm năng lượng, nhịp tim và lượng adrenaline tăng lên. Tuy nhiên sự tăng lên của các yếu tố này có một số khác biệt so với kiểu phản ứng “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy” truyền thống (cũng gây nên sự gia tăng tương tự). Bao gồm:
Kết quả là khả năng tập trung của bạn được cải thiện, hiệu quả làm việc/học tập tốt hơn, và sự tự tin nâng cao hơn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện, tỷ lệ trầm cảm, lo âu thấp hơn ở những người có thể nghĩ về stress như là một thử thách thay vì một mối đe dọa. Những người này cũng có năng lượng, hiệu suất làm việc và sự hài lòng về cuộc sống ở mức cao hơn.
Suy nghĩ kiểu “stress helps” – stress có lợi
Những câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn xây dựng lối suy nghĩ theo hướng “stress có lợi”:
Ngược lại, suy nghĩ theo hướng “stress có hại” có thể khiến bạn mắc kẹt trong suy nghĩ rằng bạn là người duy nhất cảm thấy như vậy, điều này có thể làm gia tăng stress. Một trong những điều tích cực ngoài mong đợi mà stress đem lại đó là nó thúc đẩy mọi người gần lại với nhau. Trong tình huống căng thẳng, bạn dễ có xu hướng suy nghĩ “Tôi có thể tự xoay xở mọi thứ”, nhưng thực tế, các phản ứng với stress của bạn đang thúc đẩy bạn trở nên hướng ngoại hơn. Khuynh hướng “tend-and-befriend” (tạm dịch: chăm sóc và kết bạn) này trong việc phản ứng với stress đã được chứng minh là có thể gia tăng lòng can đảm, thúc đẩy sự chăm sóc người khác và tăng cường các mối quan hệ xã hội.
Những câu hỏi sau đây có thể giúp bạn kết nối với người khác khi bạn cảm thấy stress:
Tóm lại, việc nhìn nhận stress như một thử thách hơn có thể đem lại nhiều lợi ích như: giúp chúng ta tập trung hơn, làm việc hiệu quả hơn, thậm chí giúp tăng cường các mối liên kết xã hội. Ngược lại, nếu chúng ta coi stress là một mối đe dọa, điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy mình bị kẹt và có khuynh hướng suy nghĩ theo kiểu “nạn nhân”.
Thay vì cố gắng tránh xa stress (dù điều này là không thể), hãy nghiêm túc xem xét cách chúng ta tư duy về stress từ trước đến nay là gì. Nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống thể chất và tinh thần của chúng ta ra sao? Và… cách nghĩ đó còn phù hợp hay không?
Tác giả: Paula Davis J.D., M.A.P.P.
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Psychology Today
Bình luận (0)