03/05/2024

Stress tích cực và những lợi ích không ngờ

Đôi khi, stress cũng có ích.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Nguồn: unsplash

Mặc dù chúng ta thường nghĩ về stress như một điều tiêu cực cần tránh, thực tế thì stress là một phần tự nhiên và tất yếu của cuộc sống. Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng một số loại stress được xem là “stress tích cực” hay “stress có lợi”, còn gọi là “eustress”. Đây là loại stress mà bạn có thể cảm nhận trước cuộc hẹn hò đầu tiên hoặc trước một cuộc thi quan trọng.

Khi chúng ta trải qua stress tích cực, nhịp tim và nhịp thở của chúng ta tăng lên, chúng ta thấy một cảm giác phấn khích xen lẫn hồi hộp. Đó là một sự biến đổi ngắn hạn trong cơ thể giúp chúng ta cảm thấy được chuẩn bị, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng thể hiện hết sức của mình.

Rất hiếm khi chúng ta nghe ai đó nói: “Tôi đang cảm thấy stress. Thật tuyệt phải không?” Nhưng nếu không có một chút stress trong đời sống hằng ngày – loại stress tích cực – chúng ta sẽ dễ cảm thấy mất phương hướng và không hạnh phúc. Nếu ta định nghĩa stress là bất cứ điều gì làm thay đổi trạng thái cân bằng nội môi (homeostasis) của chúng ta thì stress tích cực, trong nhiều trường hợp, là vô cùng cần thiết cho một đời sống lành mạnh. Thậm chí, tuỳ vào tình huống, stress tiêu cực hay “distress” có thể chuyển hoá thành “stress tích cực” và ngược lại.

Tóm tắt nhanh: Stress tích cực giúp chúng ta cảm thấy hào hứng và tràn đầy năng lượng, điều này vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Trong khi stress tiêu cực có thể gây hại cho sức khỏe thì stress tích cực có thể thúc đẩy gia tăng cảm nhận hạnh phúc nói chung của chúng ta (well-being). Hai chiến lược giúp chúng ta tạo ra một sự cân bằng lành mạnh cho cuộc sống bao gồm: Thay đổi cách nhìn nhận về stress và sau đó, thêm vào các hoạt động tích cực để thúc đẩy sự xuất hiện của stress tích cực.

“Stress tích cực” thực chất là gì?

Stress có lợi, hay còn được các nhà tâm lý học gọi với cái tên “eustress”, là loại stress mà chúng ta cảm nhận khi thấy phấn khích. Tim chúng ta đập nhanh hơn và nồng độ hormone tăng đột ngột, nhưng không hề có cảm giác bị đe doạ hay sợ hãi.

Chúng ta thường cảm thấy loại stress này khi chơi tàu lượn siêu tốc, cạnh tranh cho một vị trí/chức vụ cao hơn, hoặc trong lần hẹn hò đầu tiên. Có rất nhiều yếu tố kích hoạt loại stress có lợi này, và nó giúp chúng ta cảm thấy sống động và hứng thú với cuộc sống.

Stress ở một mức độ nhất định giúp giữ cho tâm trí và cơ thể chúng ta luôn trong trạng thái cảnh giác và sẵn sàng phản ứng. Stress có thể là động lực cho hành động, giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc/học tập. Dựa trên định luật Yerkes-Dodson, cho đến một mức độ nhất định, stress có thể cải thiện hiệu suất làm việc/học tập của một người. Tuy nhiên, khi vượt qua mức độ đó, stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm việc/học tập của chúng ta.

Stress tích cực vs Stress tiêu cực

Một loại stress gọi là stress cấp tính (acute stress), sinh ra từ những tình huống bất ngờ đột ngột đòi hỏi phải phản ứng nhanh. Stress cấp tính cũng kích hoạt các phản ứng với stress của cơ thể, tuy nhiên các tác nhân gây ra nó không phải lúc nào cũng dễ chịu và thú vị. Đây chính là điều chúng ta thường nghĩ về “stress”, hay chính xác hơn là “stress tiêu cực”.

Bản thân stress cấp tính không gây ra hậu quả nặng nề nếu chúng ta tìm được cách thư giãn nhanh chóng. Một khi đã giải quyết xong nguyên nhân gây stress, chúng ta cần phục hồi trạng thái cân bằng ban đầu của cơ thể, hoặc trạng thái trước khi gặp stress, để có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Stress mãn tính (chronic stress) là một dạng khác của stress tiêu cực. Nó xảy ra khi chúng ta liên tục đối mặt với những yếu tố gây stress nặng nề, tạo cảm giác bế tắc và không thể thoát ra. Một công việc đầy áp lực hoặc một cuộc sống gia đình không hạnh phúc có thể gây nên tình trạng stress mãn tính. Đây chính là loại stress nghiêm trọng mà chúng ta thường nghĩ tới.

Bởi vì cơ thể của chúng ta không được thiết kế để chịu đựng stress liên tục và dai dẳng. Do đó, chúng ta có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nếu phải sống trong tình trạng này quá lâu.

Lợi ích của Stress tích cực

Stress có thể hữu ích như thế nào? Khi bạn hứng thú với điều gì đó, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy tỉnh táo và có động lực. Điều này có thể cải thiện tâm trạng và giúp bạn đạt hiệu suất tốt nhất. Tuy nhiên, đó không phải là những lợi ích duy nhất.

Nguồn: pexels

Minh hoạ về Stress tích cực

Bạn có thể thêm stress tích cực vào cuộc sống của mình! Lý tưởng nhất, bạn nên chọn các hoạt động và đặt ra những mục tiêu khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và hào hứng. Để đánh giá liệu một hoạt động có đáng để dành thời gian hay không, hãy chú ý đến cảm giác của bạn khi nghĩ về nó.

Bạn có cảm thấy hào hứng không? Bạn “muốn làm” hay “phải làm”? Hãy chắc chắn rằng những việc bạn “muốn làm” là những việc bạn thực sự hứng thú, và những việc bạn “phải làm” là những việc cần thiết.

Dưới đây là một số cách bạn có thể thử để chủ động tạo thêm “stress tích cực” cho cuộc sống của mình:

Những thay đổi trong đời sống cũng có thể là nguồn cơn của stress tích cực. Kết hôn, lập gia đình, chuyển việc mới, hay chuyển nơi ở đều là những giai đoạn chuyển tiếp có thể mang lại stress, và thường là theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, đôi khi những thay đổi này có thể không có khởi đầu thuận lợi. Mất việc hay kết thúc một mối quan hệ có thể gây ra stress tiêu cực. Chỉ khi bạn thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, bạn mới có thể chuyển hoá stress tiêu cực thành stress tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể xem những biến cố trên như là một cơ hội để phát triển và trưởng thành hơn.

Một tình huống gây stress được xem là tích cực hay không còn tùy thuộc vào mỗi người. Điều mà người này cho là là tích cực có thể lại là nguyên nhân gây ra stress tiêu cực cho người khác.

Bằng cách nào Stress tích cực có thể biến thành Stress tiêu cực?

Stress tích cực có thể trở nên tiêu cực nếu bạn trải qua nó quá nhiều. (Những người thích tìm kiếm cảm giác hồi hộp, giật gân chắc hẳn đã từng trải qua điều này.) Lí do là vì, đáp ứng với stress của chúng ta được kích hoạt dù trong bất kỳ trường hợp nào, và nếu ta đang đối mặt với stress kéo dài dai dẳng, hoặc quá nhiều yếu tố gây stress, hiệu ứng cộng dồn có thể xảy ra và khiến stress trở nên nghiêm trọng.

Hãy lắng nghe cảm xúc của bản thân và nhận biết khi nào bạn cảm thấy quá tải. Bạn không thể loại bỏ hết mọi nguồn gây stress, nhưng bạn có thể tìm cách để giảm thiểu hoặc tránh bớt một số yếu tố gây stress nhất định. Điều này có thể giúp cho việc xử lý các yếu tố gây stress còn lại dễ dàng hơn.

Làm thế nào để chuyển hoá Stress tiêu cực thành Stress tích cực?

Không phải mọi loại stress tiêu cực đều có thể chuyển hóa thành stress tích cực. Điều bạn có thể làm là thay đổi cách nhìn nhận về một số yếu tố gây stress trong đời sống của mình. Sự thay đổi này có thể khiến cách bạn trải nghiệm stress trở nên khác đi.

Cơ thể luôn phản ứng mạnh mẽ với các mối đe dọa được nhận thức. Vì vậy, nếu bạn không xem một điều gì đó là đe dọa, thì phản ứng với stress (dựa trên sự đe doạ) sẽ không xảy ra.

Nếu bạn nhìn nhận điều gì đó như là một thử thách, thay vì sợ hãi bạn có thể sẽ cảm thấy hứng thú, mong chờ, hoặc ít nhất là cảm thấy quyết tâm. Bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình bằng các cách sau:

Khi bạn thường xuyên luyện tập cách nhìn nhận các mối đe dọa như là những thử thách, từ từ điều này sẽ trở thành thói quen tự động của bạn, và bạn sẽ cảm nhận được stress tích cực nhiều hơn, đồng thời ít đi stress tiêu cực.

Tác giả: Elizabeth Scott, PhD
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Verywell Mind

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *