27/07/2024
Khám phá thú vị về sự yên lặng: Tại sao chấp nhận sự yên lặng lại tốt cho sức khỏe hơn là cố gắng tránh né nó.
Ý chính trong bài:
Sự thiếu vắng âm thanh hoặc im lặng có chủ đích thường khiến nhiều người không thoải mái. Một nghiên cứu ở Hà Lan (Koudenburg et al., 2011) phát hiện ra rằng chỉ cần 4 giây im lặng trong cuộc trò chuyện là đủ để một người Mỹ cảm thấy lo lắng, bị từ chối hoặc bất an.
Trái lại, một nghiên cứu khác (Yamada, 2015) phát hiện ra người Nhật có thể thoải mái ngồi im lặng với người khác đến 8,2 giây. Điều này không gây ngạc nhiên cho lắm nếu ta đã từng nghe nói đến từ “haragei” trong văn hóa Nhật Bản, một khái niệm cho rằng hình thức giao tiếp hiệu quả nhất không phải là nói ra thành lời.
Dù sống ở bất kỳ đâu, con người ngày nay đang đối mặt với một nỗi sợ mới – nỗi sợ sự yên lặng, hay còn gọi là sedatephobia. Sedatephobia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó “Sedate” nghĩa là “sự yên lặng, đang ngủ hoặc đã chết” và “Phobos” nghĩa là “sự ác cảm, nỗi sợ hoặc nỗi sợ ám ảnh”.
Một nghiên cứu của Bruce Fell (2012) cho thấy rằng công nghệ số và mạng xã hội không chỉ làm cho khả năng chịu đựng sự yên lặng của con người trở nên tệ đi mà còn làm gia tăng nỗi sợ hãi của con người về sự yên lặng. Trong một số trường hợp điều này dẫn đến những cơn hoảng loạn (panic attack) hoặc lo âu nghiêm trọng. “Khi không có tiếng động nào trong phòng, em cảm thấy sợ,” một trong số 580 sinh viên được phỏng vấn chia sẻ. “Em bắt đầu làm bài tập trong thư viện và phải quay về phòng của mình chỉ sau vài phút để lấy máy nghe nhạc vì em thấy thư viện quá yên tĩnh, điều đó khiến em không thể tập trung một cách hiệu quả,” một sinh viên khác cho biết.
Khoa học về sự yên lặng: Tại sao yên lặng vừa khó chịu vừa lành mạnh?
Con người vốn là những sinh vật xã hội, từ quá trình tiến hoá hình thành khao khát được kết nối và được chấp nhận. Khi ai đó không đáp lại nhanh như ta mong đợi, sự im lặng đó có thể được hiểu là sự ruồng bỏ. Ngày xưa, khi một người bị loại bỏ khỏi nhóm cộng đồng điều đó đồng nghĩa với việc người đó phải chịu rủi ro về mặt sinh tồn. Ngày nay, bản năng đó vẫn còn tồn tại.
Koudenburg et al. (2011) phát hiện ra rằng những cuộc trò chuyện diễn ra liền mạch, trôi chảy có liên quan đến cảm giác thuộc về, lòng tự trân trọng và sự công nhận xã hội. Nhưng chỉ một khoảnh khắc im lặng cũng có thể phá vỡ dòng chảy này, những cảm xúc khó chịu và cảm giác bị cô lập có thể trỗi dậy.
Ngoài ra, khoảng lặng giữa những lời nói ẩn chứa sự bất định tiềm tàng. Con người thường không thích sự không chắc chắn. Những gì chúng ta không biết, chúng ta không thể kiểm soát – và những gì chúng ta không thể kiểm soát đưa chúng ta vào trạng thái không an toàn và bất an, sự chờ đợi về những thứ có thể được nói hoặc cách người khác sẽ phản ứng làm gia tăng thêm sự lo âu ở chúng ta.
Ngay cả khi chúng ta ở một mình, sự yên lặng vẫn có thể đáng sợ; chúng ta không thể thoát khỏi những suy nghĩ tự động của mình, đặc biệt là những suy nghĩ tập trung vào nỗi sợ hãi và sự bất an; điều này có thể gây ra kiểu suy nghĩ lẩn quẩn thường mang màu sắc tiêu cực (rumination). Những khoảnh khắc yên lặng tự nhiên cũng có thể giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những khía cạnh của bản thân và cuộc sống, những điều thường bị tiếng ồn che lấp. Sự yên lặng có thể thức tỉnh chúng ta trước sự thật – những sự thật mà ta có thể không muốn thừa nhận.
Tuy nhiên, nếu chúng ta xem những sự thật này là điều gì đó tiêu cực hoặc đáng lo ngại, chúng ta đang tự gây thiệt hại cho mình. Những điều chân thật tuyệt vời, đầy cảm hứng và ý nghĩa cũng có thể được tìm thấy trong sự tĩnh lặng.
Những lợi ích của sự yên lặng đối với cảm nhận hạnh phúc nói chung của con người
Luyện tập để thưởng thức sự yên lặng
Nỗi sợ sự yên lặng là một loại hành vi được hình thành do thói quen, mà thói quen thì có thể luyện tập để thay đổi. Dưới đây là một vài gợi ý để thực hành:
Lão Tử đã nói: “Im lặng chính là nguồn sức mạnh to lớn.” Nhưng, phải thừa nhận rằng, cần có nỗ lực để phát triển kỹ năng này. Có thể chỉ mất nửa giây để thông tin từ bên ngoài được tiếp nhận và trở thành một phần trong nhận thức của chúng ta, nhưng những khoảng lặng dài có thể mang lại những kết nối ý nghĩa và đời sống lành mạnh hơn.
Tác giả: Michele DeMarco, Ph.D., Rev
Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo Psychology Today
Bình luận (0)