29/03/2024

Tâm trạng khác Cảm xúc như thế nào?

Khám phá mối quan hệ phức tạp giữa tâm trạng và cảm xúc dựa trên 5 tiêu chí được đưa ra bởi Paul Ekman – nhà tâm lý học tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về cảm xúc và nét mặt.

Rate this post

Ý chính trong bài:

Nguồn: AGATE

Trong một đoạn trích từ cuốn “The Nature Of Emotion” (Tạm dịch: Bản chất của Cảm xúc), nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman đưa ra 5 tiêu chí giúp phân biệt giữa tâm trạng và cảm xúc. Bao gồm: thời lượng (duration), điều kiện kích hoạt (provocation), cách điều hoà (modulation), biểu cảm khuôn mặt (facial expression) và nhận thức về nguyên nhân (awareness of cause).

Tâm trạng có thể kéo dài hàng giờ trong khi cảm xúc chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút. Điều này lí giải vì sao việc xác định các yếu tố kích hoạt cảm xúc thường dễ dàng hơn việc xác định nguyên nhân gây nên tâm trạng của chúng ta. Không chỉ vậy, tâm trạng không có những biểu cảm nét mặt đặc trưng trong khi những cảm xúc cơ bản thì có điều này.

Tiêu chí 1: Thời lượng

Mặc dù không có sự thống nhất nào về thời lượng kéo dài của từng cảm xúc, nhưng hầu hết những nhà nghiên cứu về sự khác biệt giữa tâm trạng và cảm xúc đều nhận ra rằng tâm trạng tồn tại lâu hơn so với cảm xúc. Cảm xúc rất ngắn ngủi, thường kéo dài nhiều nhất từ vài giây đến vài phút (Ekman, 1984). 

Vì vậy, khi nói về một cảm xúc kéo dài trong một khoảng thời gian khá lâu (hàng giờ), có thể chúng ta đang cộng dồn các cảm xúc tái diễn trong khoảng thời gian đó, chứ ta không thực sự trải qua một cảm xúc liên tục và nhất quán. Tuy nhiên, tâm trạng có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày và có thể khó để thoát ra. Điều quan trọng cần lưu ý là nếu một trạng thái cụ thể tồn tại trong vài tuần hoặc vài tháng, thì đó không phải là một tâm trạng mà chính xác hơn là một rối loạn cảm xúc.

Tiêu chí 2: Điều kiện kích hoạt

Mối quan hệ giữa tâm trạng và cảm xúc rất phức tạp. Tâm trạng dường như có thể làm giảm ngưỡng kích hoạt tối thiểu những cảm xúc liên quan. Ví dụ, khi bạn đang trong trạng thái (tâm trạng) “khó ở trong người”, bạn sẽ dễ cảm thấy tức giận hơn bình thường.

Khi đang mang tâm trạng bực bội, chúng ta thường nhìn mọi thứ xung quanh theo hướng khiến bản thân dễ tức giận hơn, như thể ta đang tìm cách để thỏa mãn cảm xúc liên quan đến tâm trạng của chính mình.

Tiêu chí 3: Cách điều hoà

Việc điều chỉnh (điều tiết) cảm xúc sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi cảm xúc đó xảy ra trong lúc một người đang có một tâm trạng nhất định. Một người đang có tâm trạng bực bội sẽ không thể điều chỉnh cơn giận một cách dễ dàng hoặc nhanh chóng như cách họ có thể làm trong những hoàn cảnh khác. Cơn giận xuất hiện trong khi tâm trạng đang bực bội không chỉ dữ dội và khó kiểm soát hơn, mà còn tồn tại lâu hơn.

Tiêu chí 4: Biểu cảm khuôn mặt

Một đặc điểm khác được sử dụng để phân biệt giữa tâm trạng và cảm xúc đó là biểu cảm nét mặt. Có 7 loại cảm xúc cơ bản được con người thể hiện một cách giống nhau về biểu cảm trên khuôn mặt, bất kể tuổi tác, giới tính, và môi trường xã hội. Ngược lại, các nghiên cứu không xác định được biểu hiện nét mặt đặc trưng đối với tâm trạng.

Ví dụ, tâm trạng bực bội thật ra không có biểu cảm cụ thể, mà chúng ta đoán biết tâm trạng bực bội này của người khác qua nhiều biểu hiện của cảm xúc tức giận trên khuôn mặt. Điều này cũng đúng với bất kỳ loại tâm trạng, đặc điểm cảm xúc hay rối loạn cảm xúc nào khác.

Tiêu chí 5: Nhận thức về nguyên nhân

Paul Ekman cho rằng đa số mọi người có thể xác định nguyên nhân gây ra một cảm xúc cụ thể ở họ, nhưng không thể làm điều tương tự với tâm trạng. Các yếu tố kích hoạt có thể đến từ môi trường xung quanh hoặc từ trong ký ức của chúng ta, thậm chí đôi khi chúng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Một người có thể xác định được điều gì gây ra phản ứng cảm xúc của họ không có nghĩa là thường xuyên ý thức được sự kiện gây ra cảm xúc đó ngay khi nó đang diễn ra. Nếu họ thực sự ý thức được, có lẽ vì sự kiện đó diễn ra một cách chậm rãi. Đối với phần lớn chúng ta, sự ý thức về nguồn gốc của phản ứng cảm xúc thường không xuất hiện cho đến khi cảm xúc đó gần như đã qua đi, nếu không muốn nói là sau đó khá lâu. Ngược lại, tâm trạng thì khó hiểu và phức tạp hơn nhiều trong khía cạnh này.

Biên dịch: Đào Thị Nguyên Hoàng – Thạc sĩ Tâm lý học
Biên tập: AGATE
Theo paulekman.com

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *