09/08/2022

Hồi phục động lực – Cách để vượt qua cảm giác trì trệ và bế tắc

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời chúng ta rơi vào trạng thái trũng và đánh mất động lực. Trầm trọng hơn là dù biết bản thân mình chẳng vui thú gì khi ở trong trạng thái trống rỗng, nhưng ta vẫn không cảm thấy có động lực gì để cải thiện và thoát […]

5/5 - (1 vote)

Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời chúng ta rơi vào trạng thái trũng và đánh mất động lực.

Trầm trọng hơn là dù biết bản thân mình chẳng vui thú gì khi ở trong trạng thái trống rỗng, nhưng ta vẫn không cảm thấy có động lực gì để cải thiện và thoát ra khỏi tình trạng này.

Nhưng rơi vào trạng thái đó không có nghĩa là cuộc đời của chúng ta sẽ bị định nghĩa vật vờ và bế tắc mãi. Động lực cũng giống như tiền vậy, dù bây giờ bạn không có gì nhưng hoàn toàn có thể kiếm lại thêm.

Trong bài viết hôm nay, AGATE sẽ giải mã 4 nguyên nhân thường gặp nhất và đưa ra các giải pháp giúp bạn lấy lại được động lực và khôi phục nhịp điệu sức sống hàng ngày của mình.

Mong bài viết này có thể giúp ích được cho bạn.

Tìm ra điều khiến mình quan tâm

Một trong những nguyên nhân chính yếu tạo ra cảm giác mất động lực, trống rỗng là không có mục tiêu và phương hướng cho bản thân trong cuộc sống.
Nếu như không có đích đến để nhắm, chúng ta rất dễ bị mất phương hướng và hay rơi vào tình trạng làm chỉ để làm, thay vì làm những điều cho chính bản thân mình.
Đây là nguyên nhân cốt lõi nhất, nhưng cũng không khó để giải quyết. Không cần vội nghĩ tới những gì cao xa, nó chỉ đơn giản bắt đầu từ việc “bạn quan tâm những gì?”.

Tránh cầu toàn và dằn vặt bản thân

Rất nhiều người tự gây áp lực cho bản thân và dằn vặt chính mình do cảm thấy quá khứ chưa đủ tốt, đáng lẽ mình đã có thể đạt được nhiều thành tựu tốt hơn nếu như lúc đó mình cố gắng hết mình.
Đắm chìm vào những day dứt trong quá khứ đồng nghĩa với sự buông xuôi và bỏ mặc bản thân ở hiện tại.

Testing ảnh minh họa

Mỗi khi nhận ra bản thân có dấu hiệu sa vào dằn vặt, hãy hít thở sâu và thả lỏng để đưa tâm trí quay về với cơ thể. Để buông bỏ được hiệu quả hơn, đừng chỉ giữ trong lòng mà hãy viết ra sự day dứt lên giấy.

Đừng làm quá tải chính mình

Có hoài bão là một điều tốt, và càng tốt hơn khi bạn sẵn sàng chăm chỉ, nỗ lực để đạt tới mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, việc ôm đồm quá mức sẽ tác dụng phản ngược. Não bộ có xu hướng né tránh khi nó cảm thấy bị ngộp và quá tải. Do vậy càng ôm nhiều thứ thì ta càng mất đi động lực muốn làm. Và khi mọi thứ bị tụt lại do không bắt kịp, động lực càng tiêu giảm nhiều hơn.
Căng thẳng không hoàn toàn xấu. Ở mức vừa phải, nó sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Chìa khóa để bảo trì động lực chính là ôm lượng công việc ở trong ngưỡng áp lực vừa phải này.

Đừng mong sự thay đổi tới quá nhanh

Rất nhiều lúc chúng ta nhận thức được mình cần cải thiện và soạn ra kế hoạch rất chi tiết và phong phú. Tuy nhiên, việc háo hức mong chờ sự thay đổi toàn diện và nhanh chóng chỉ diễn ra được trong thời gian ngắn.
Thay đổi càng lớn, trở lực càng lớn. Khi chúng ta mong muốn cải biến mọi thứ ngay lập tức, chúng ta đang đối chọi với chính những hành vi, thói quen cũ của mình, vốn đã được lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian rất dài.
Do vậy, hãy bắt đầu từ 3 thói quen nhỏ trước. Bởi vì “Thành La Mã không thể xây xong trong một ngày.”

bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

5/5 - (1 vote)

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *