22/08/2023

Ừ thì… mình dễ tổn thương!

Con người có tính dễ tổn thương. Chấp nhận điều này cho chúng ta cơ hội kết nối với bản thân và những người xung quanh một cách chân thật và lành mạnh nhất.

Rate this post

Ý chính trong bài:

  • Chấp nhận tính dễ tổn thương về mặt cảm xúc và chấp nhận những nguy cơ tổn thương có thể giúp cá nhân phát triển. 
  • Thư giãn và hoàn toàn là chính mình giúp xây dựng khả năng tự chấp nhận bản thân, lòng tự trân trọng, thúc đẩy các mối quan hệ và cải thiện chất lượng cuộc sống. 
  • Dễ tổn thương về cảm xúc là một kỹ năng có thể luyện tập được. Hãy đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn, tìm hiểu về chính mình và trải nghiệm những điều mới mẻ.

Tính dễ tổn thương (Emotional vulnerability) là cảm giác có thể bị tấn công hay tổn hại về mặt cảm xúc. Ví dụ như đối diện với những lời phán xét hoặc bị từ chối. Việc chấp nhận rủi ro bị tổn thương và sẵn sàng đón nhận những tổn thương này thật không hề dễ dàng. Khi làm được, chúng ta đang từng bước mạnh mẽ và trưởng thành hơn.

Tôi cảm thấy cực kì dễ bị tổn thương trong lúc hẹn hò. Là một người khuyết tật, dường như nguy cơ bị từ chối luôn phảng phất trong mỗi buổi hẹn. Tôi lo lắng, cảm thấy những khiếm khuyết của mình bị phơi bày, và tôi vẫn quyết định đến chỗ hẹn. Tôi ôm ấp tính dễ tổn thương của chính mình, vì mong muốn có được một mối quan hệ nghiêm túc, trong đó tôi được chấp nhận và yêu thương. Nếu không hẹn hò vì sợ bị tổn thương, tôi đã coi nhẹ những giá trị tốt đẹp và dập tắt những khát khao của bản thân. Điều này không khác gì việc đóng khung bản thân và giới hạn những điều có thể xảy ra trong cuộc đời.

Tôi cho rằng sự khó chịu và nỗi đau khi chấp nhận nguy cơ có thể bị tổn thương còn dễ chịu hơn rất nhiều lần nỗi đau của việc tự ngăn cản hay không cố gắng thử để đạt được điều mình mong muốn. Tôi chấp nhận rủi ro đáng có này. Tôi biết không có gì đảm bảo. Tôi có thể đặt bản thân mình vào tình thế bị từ chối, buồn bã và cứ lặp đi lặp lại như thế và có thể không tìm được một người bạn tâm giao. Mặc dù nghe có vẻ sáo rỗng nhưng tôi nghĩ quan niệm “chúng ta thường hối hận về những điều chúng ta chưa làm” có phần đúng. Ngay cả khi chúng ta không có được kết quả như mong muốn, việc thử hoặc cố gắng vẫn sẽ dễ chịu hơn. 

Con người có bản năng tự bảo vệ rất mạnh mẽ nhằm né tránh nỗi đau và việc bị tổn thương. Tuy nhiên, bị tổn thương là một phần của việc làm người. Chúng ta cần bỏ hết mọi khiên chắn để cho thấy con người thật của chính mình. Tôi biết điều này rất khó. Nhưng cho phép bản thân “được nhìn thấy” chính là chìa khoá để chấp nhận chính mình, xây đắp sự tự tin thực sự và những mối quan hệ có ý nghĩa, cũng như củng cố chất lượng cuộc sống toàn diện.

Tính dễ tổn thương là một phần không thể thiếu trong đời. Có rất nhiều điều đòi hỏi chúng ta cần chấp nhận khả năng bị tổn thương: thử một điều mới mẻ, chia sẻ một trải nghiệm khó khăn, bộc lộ cảm xúc. Nếu chúng ta luôn cố gắng phòng thủ, cuộc sống sẽ bớt phần viên mãn. Thay vì cố gắng kháng cự lại nguy cơ bị tổn thương, chúng ta có thể luyện tập việc chấp nhận với tâm thế điều này sẽ giúp chúng ta phát triển và khiến cuộc sống ta trở nên ý nghĩa hơn về lâu dài. 

Nguồn: Pexels

Những lợi ích của việc chấp nhận tính dễ tổn thương

Chấp nhận tính dễ tổn thương là một kỹ năng có thể luyện tập 

Nguồn: Pexels

Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn luyện tập chấp nhận tính dễ tổn thương: 

“Tôi là con người.”
“Không có ai hoàn hảo.”
“Tôi cho phép bản thân được là chính mình.”
“Tôi không cần cảm thấy có lỗi khi là chính mình.”
“Tôi là một con người phức tạp và không hoàn hảo một cách hoàn hảo.”

Những mong muốn, sở thích, nhu cầu, và quan điểm của bạn là gì?
Điều gì quan trọng nhất với bạn?
Khi nào bạn cảm thấy nhiều năng lượng nhất?
Khi nào bạn cảm thấy nhiều năng lượng nhất?

Suy nghĩ và tìm ra câu trả lời cho những loại câu hỏi này cho phép bạn nâng cao khả năng tự nhận thức và đưa ra những quyết định sáng suốt. Điều này sẽ giúp bạn tiến đến phía trước trong cả những lúc bạn cảm thấy không chắc chắn và bất an. Khi không hiểu bản thân đủ sâu, bạn có thể sẽ hành động vì nghĩ mình “phải làm”, thay vì dựa trên hệ giá trị của chính mình.

Lòng dũng cảm không nằm ở chỗ luôn bình tĩnh và tự tin. Lòng dũng cảm được bồi đắp khi bạn thấy lo lắng nhưng vẫn quyết định hành động. Có điều gì quan trọng với bản thân mà bạn dám làm ngay cả khi bạn lo lắng hay không? Hãy tự hỏi bản thân: “Liệu tôi có đủ can đảm để thể hiện bản thân và cuộc sống của mình với những người xung quanh không?”

“Tôi không hoàn hảo một cách hoàn hảo.”
“Tôi ổn.”
“Tôi là con người.”
“Tôi không cô đơn. Những người khác cũng có thể cảm thấy như vậy.”

Hãy chấp nhận khả năng dễ bị tổn thương của chính mình, xem nó có thể dẫn bạn đến những nơi nào. Biết đâu được, bạn có thể chạm đến một cuộc đời có ý nghĩa hơn?

Bài viết chia sẻ câu chuyện cá nhân và quan điểm của tác giả – Tiến sĩ Jennifer Caspari

  • Theo Psychology Today
  • Biên dịch: Trinh
  • Biên tập: AGATE
bạn bè biết ơn cảm xúc chăm sóc bản thân cic

Đánh giá bài viết

Rate this post

Nhận thông báo bài viết mới mỗi tuần từ Agate

    Bình luận (0)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *